của cuộc sống, các nội dung kể trên đã manh nha từ thời xa xưa trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Với diện tích hẹp, dân số ít, dân tộc Việt Nam lại
thường xuyên chịu mối đe dọa thôn tính, xâm lược của các thế lực bên
ngoài, thực tế phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến, việc đoàn kết với các
nước cùng cảnh ngộ trong khu vực, các nước trên thế giới để bảo vệ độc
lập, là lẽ tự nhiên và luôn đặt ra một cách cấp thiết. Vả lại, do triết lý sống
hình thành từ văn hoá nước, từ việc phải thường xuyên đấu tranh chống
ngoại xâm, nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc giá trị của độc lập và hòa bình,
thực tế đó tạo nên tính cách sống hòa đồng, hòa hiếu, thân thiện với các
nước, các dân tộc khác.
Sử sách còn ghi lại, năm 722, dưới cờ của thủ lĩnh Mai Thúc
Loan chống nhà Đường xâm lược, nghĩa quân đã liên kết với các nước
Chămpa, Chân Lạp, thậm chí rất xa như nước Kim Lân (Malaixia
ngày nay). Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Mai Thúc Loan chiếm giữ
châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân
Lạp..."
17
.
Các thư tịch cổ của Việt Nam đều ghi chép sự kiện đầu tiên về
quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ rất sớm, vào năm 550
dưới thời nước Vạn Xuân nhà Tiền Lý. Khi đó, bị quân Lương ở
phương Bắc đàn áp, Lý Nam Đế buộc phải lánh nạn và anh ruột của
vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang đất Lào lập căn cứ chống ngoại
xâm
18
. Hai bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử
thông giám cương mục thì ghi nhận sự kiện quan hệ ngoại giao, thông
hiếu đầu tiên giữa nước Đại Việt và Lào là vào năm 1067
19
. Thời Trần,
nhận thức về tầm quan trọng của việc xác lập quan hệ tốt đẹp với các
nước láng giềng, xem đó như một nhân tố cơ bản, lâu dài để ngăn cản
và đối phó với sức ép của giặc phương Bắc và sự xâm lược của ngoại
bang, tiến thêm một bước mới. Đại Việt sử ký toàn thư phản ánh rất rõ
tư tưởng thống nhất của triều đình nhà Trần về sự cần thiết liên kết lực
lượng đồng minh phía Tây (ở đây chỉ nước Lào) vào năm 1335, bằng
câu hỏi nghiêm túc: "Nếu có điều gì chẳng may, mà giặc phương Bắc