LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 286

lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"

20

. Quốc sử quan triều

Nguyễn trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ghi nhận: “Thời Lê
Thái Tổ mới khởi nghĩa thường cùng nước này tức nước Lào - người
Việt kết hảo"

21

. Cho dù các triều đại phong kiến ở mỗi nước có sự thay

đổi, biến động, thì quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai
nước Việt - Lào luôn tiếp tục được giữ gìn, nuôi dưỡng. Cuốn Biên
niên sử Lào
đề cập cuộc tiến công của 3.000 quân Tây Sơn phối hợp
với 3.000 quân Xiêng Khoảng năm 1788, đánh thẳng vào thành Viêng
Chăn, buộc chính quyền do Xiêm dựng lên phải thả Chạu Xủmphu và
thừa nhận chức Chạu mương Xiêng Khoảng của ông

22

.

Các thế hệ Việt Nam trong lịch sử có nhiều phương thức liên kết,

tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân nước khác, thậm chí cả nước
đối phương, khi giai cấp thống trị những nước này động binh, cất quân xâm
lược Việt Nam. Điều này diễn ra không chỉ ở thời hiện đại, mà xuất hiện
ngay từ thời trung đại. Trong cuộc tiến công sang Ung, Khâm, Liêm đánh
phá cơ sở hậu cần, chuẩn bị xuất phát tiến công xâm lược nước ta của nhà
Tống, Lý Thường Kiệt đã cho truyền đi bản Lộ bố văn để nêu rõ lẽ phải
trái, thiệt hơn với người dân đất Tống: “Bản chức vâng mệnh quốc vương,
chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp làn sóng yêu nghiệt, chỉ có cái ý phân biệt
quốc thổ, chứ không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch cái bẩn thỉu hôi
tanh để ca thuở đẹp của ngày Nghiêu, để hưởng hội lành của tháng
Thuấn"

23

. Bản Lộ bố văn có sức mạnh như một "đạo quân tinh thần", tác

động vào tư tưởng - tâm lý chán ghét của dân Tống đối với chính sách của
nhà nước, tranh thủ sự đồng tình của họ, tạo ra thuận lợi cho quá trình hành
quân và tác chiến trên đất Tống. Chính vì vậy, Dân Tống thấy lời tuyên cáo
đều vui mừng đem trâu, rượu khao quân ta. Từ đó mỗi lúc dân Tống thấy
hiệu cờ Thường Kiệt đằng xa thì nói đó là quân của cha họ Lý nước Nam,
rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy danh của
quân ta lan khắp

24

.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam trong lịch sử trung đại không chỉ tranh

thủ sự ủng hộ của các dân tộc "nhược tiểu” cùng cảnh ngộ và nhân dân các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.