nước khi có chiến tranh, mà còn thể hiện rõ tinh thần, ý nguyện sống hòa
hiếu - hòa bình, qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế...,
với các nước lân bang. Trên thực tế, nhà Lý đã thiết lập mối quan hệ với
Chămpa, với nhà Táng như trao đổi sứ giả, buôn bán... Quan hệ buôn bán
của Đại Việt với các nước vùng Đông Nam Á như: Xiêm La (Thái Lan),
Inđônêxia, Java, Malaixia, vùng Sumatra thời kỳ này cũng đã hình thành.
Từ họ Khúc thế kỷ X, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, sau khi lên
cầm quyền, những người đứng đầu vương triều đều "xin mệnh" và nhận
tước phong của Nam Hán, Tống và thường xuyên phái sứ giả sang triều
cống, tỏ ý thần phục, giữ cho được hòa hiếu, yên bình. Thế nhưng, khi Nam
Hán hoặc Đại Tống uy hiếp độc lập dân tộc, xâm lược lãnh thổ Đại Việt, thì
lập tức bị quân và dân Đại Việt giáng trả, buộc phải rút quân về nước…
Nhà Trần, trong đối ngoại, tỏ rõ tầm nhìn xa, biết mình, biết người.
Nước Đại Việt thời Trần là quốc gia hưng thịnh, có uy tín trong vùng. Trên
cơ sở sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, nhà Trần chủ trương thực hiện
chính sách ngoại giao linh hoạt, thích hợp với từng đối tượng. Đó là sự
mềm dẻo, nhún nhường kết hợp kiên quyết (về nguyên tắc) với nước lớn vì
lợi ích, chủ quyền lãnh thổ và thể diện quốc gia; đồng thời khoan hòa, linh
hoạt nhưng cứng rắn, nghiêm khắc với nước nhỏ.
Thời Tây Sơn, chiến thắng vang dội quân Xiêm ở Rạch Gầm -Xoài
Mút (l785), quân Thanh ở Thăng Long (1789), đã làm cho thanh thế của
Đại Việt lan ra khắp các quốc gia láng giềng. Đây là cơ hội thuận tiện để
Tây Sơn - Nguyễn Huệ thực hiện tư tưởng hòa hiếu với bên ngoài, giữ yên
biên cương, tạo ổn định cho công cuộc xây dựng đất nước, củng cố quốc
phòng. Do vậy, ngoài nhà Thanh, trong quan hệ với Miến Điện, triều Tây
Sơn - Nguyễn Huệ đã chấp nhận quốc thư giao hiếu của vua Miến Điện.
Quốc thư có đoạn: "... Bên mặt trời lặn, bên mặt trời mọc, cũng là một trời,
chẳng lấy gì làm xa lắm. Từ nay bắc cầu vàng, cầu bạc đi lại với nhau thì
càng thêm bền chặt, tươi đẹp"
25
.