LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 302

Kết luận

Lịch sử tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự thực tế không phải

là đối tượng khoa học được chú trọng xứng đáng trong tổng thể khoa học
xã hội ở nhiều quốc gia - dân tộc. Một trong những lý do của tình trạng ấy
là vì những nhà tư tưởng quân sự xuất hiện trong lịch sử không nhiều như
các lĩnh vực khác. Hơn nữa, người ta thường thích hòa bình hơn chiến
tranh, mà lý thuyết quân sự thì thường cô đọng chứ hiếm khi xuất hiện dưới
dạng thơ văn hay một tác phẩm dàn trải nặng về phân tích. Điểm nữa là
trong lĩnh vực quân sự, tính thực tiễn cao đòi hỏi sự chính xác hơn là sự
luận giải, vì thất bại hay thành công trong nghệ thuật chiến tranh liên quan
cả đến vận mệnh con người lẫn định mệnh một quốc gia. Thật vậy, tư tưởng
và nghệ thuật quân sự phần nhiều ra đời từ trong và sau chiến tranh, vừa là
thành tựu của những khối óc quân sự lớn vừa là kết quả của bao nhiêu
xương máu đã đổ trong chiến tranh. Nhìn lại lịch sử tư tưởng quân sự, có
thể thấy rõ rằng, bất cứ nền hòa bình nào cũng đều cần được bảo vệ bởi
một nền quân sự tương xứng, và dân tộc Việt Nam chính là minh chứng
cho sự thật ấy.

1. Cũng như lịch sử quân sự nói chung, lịch sử tư tưởng quân

sự Việt Nam từ thời Hùng Vương giữ nước đến thời hiện đại có tính
lịch sử,
trải qua những bước phát triển quan trọng, được đúc rút từ
kinh nghiệm chiến tranh thực tế cũng như từ thực tiễn Việt Nam.

Có những giai đoạn, những triều đại, do hoàn cảnh lịch sử khác

nhau, nênsự biểu hiện của tư tưởng quân sự có khác nhau; tư duy, tư
tưởng quân sự có những thời kỳ hàm chứa những nội dung tiến bộ dẫn
đến đường lối, phương lược thích hợp; do vậy, sự nghiệp đánh giặc
giữ nước đã tiến hành thuận lợi. Nhưng cũng có những thời kỳ, triều
đại, do hạn chế của người lãnh đạo, quan điểm tư tưởng quân sự biểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.