LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 304

Tư tưởng quân sự Việt Nam thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng

bởi ý thức hệ phong kiến, bởi quan niệm “trung quân ái quốc”. Các
cuộc chiến tranh yêu nước đều do các nhà nước phong kiến dân tộc
lãnh đạo. Đối tượng tác chiến trong hầu hết các cuộc chiến tranh cứu
nước của dân tộc Việt Nam thời cổ - trung đại là các thế lực xâm lược
bành trướng Đại Hán ở phương Bắc, có cùng phương thức sản xuất
với ta, nhưng lại là những đế chế hàng đầu của châu Á bấy giờ. “Họa
phương Bắc” chưa bao giờ là một chủ đề được giảm nhẹ tính nghiêm
trọng trong lịch sử Việt Nam từ thời cổ - trung đại: Trung Quốc dù ở
thời đại nào cũng là một đế chế tầm cỡ thế giới, với một nền tảng
chính trị có tính bành trướng với chủ nghĩa Đại Hán. Trong giai đoạn
đầu thời kỳ này, từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đến hết thời
Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (đến thế kỷ X), tư duy, tư tưởng quân
sự Việt Nam bắt đầu hình thành và định hình, phát triển. Đó là sự xuất
hiện buổi đầu tư duy quân sự “lấy yếu chống mạnh” trong kháng chiến
chống quân Tần xâm lược thời Hùng Vương; đó là tư duy, tư tưởng
quân sự, quốc phòng thời An Dương Vương; là tư duy, tư tưởng khởi
nghĩa và kháng chiến dưới thời Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Việt
Vương, của những nhà lãnh đạo khởi nghĩa như: Phùng Hưng, Dương
Thanh, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ..., và các anh hùng chống Nam
Hán như Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền.

Tư tưởng quân sự Việt Nam thời trung đại, trong những thế kỷ

X - XVIII, phát triển mạnh mẽ, với những nội dung độc đáo. Giai
đoạn này nổi lên những quan điểm tư tưởng quân sự xuất chúng của
các danh nhân, các nhà quân sự kiệt xuất như: Lê Hoàn, Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, v.v.. Thời
- Trần xuất hiện những quan điểm tư tưởng quân sự tiến bộ, đó là
tư tưởng tiến công để tự vệ “tiên phát chế nhân”, tư tưởng phòng ngự
tích cực bằng chiến tuyến Như Nguyệt, tư tưởng xây dựng quân đội
“cốt tinh không cốt đông”, tư tưởng “tận dân vi binh”, “toàn dân là
lính” gắn liền với chính sách “ngụ binh ư nông”, kết hợp “binh” và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.