khởi nghĩa chủ trương vừa chiến đấu vừa xây dựng, đi từ nhỏ đến lớn, từ
yếu đến mạnh; đồng thời, đề ra các phương thức đấu tranh thích hợp để
giành thắng lợi. Đó là phương thức kết hợp tác chiến của nghĩa quân với
nổi dậy của dân chúng để tiêu diệt địch, đập tan ách thống trị của kẻ thù,
giành lại chính quyền trên toàn bộ đất nước. Phương thức đấu tranh đó vừa
khai thác, phát huy được sức mạnh của dân chúng, thực hiện cả nước nổi
dậy tiến công giặc, vừa tạo điều kiện để lực lượng quân sự tiến công, giáng
cho địch những đòn đau, làm tan rã hàng ngũ quân xâm lược. Cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan...là kiểu mẫu thành công
của sự phối hợp tác chiến giữa nghĩa quân với nổi dậy của dân chúng trên
cả nước.
Bên cạnh phương thức đấu tranh cơ bản đó, phương thức tác chiến
kết hợp với địch vận cũng được quân khởi nghĩa áp dụng nhằm đưa đến kết
quả cao nhất. Tiêu biểu cho việc áp dụng phương thức này là cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn Trong cuộc khởi nghĩa đó, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ
trương đánh lâu dài, kết hợp các hình thức đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao, địch vận. Theo hai ông, một nước nhỏ cầm vũ khí chống lại
quân xâm lược lớn mạnh thì phải kháng chiến lâu dài để từng bước làm
chuyển biến tương quan lực lượng, quân ta ngày càng mạnh, đối phương
ngày càng suy yếu. Như thế, quá trình kháng chiến phải kết hợp các hình
thức đấu tranh, trong đó có địch vận, góp phần vào thắng lợi chung.
Từ những bức thư gửi cho đối phương, có thể nói rằng, Nguyễn Trãi
là người đầu tiên trong lịch sử quân sự Việt Nam đã nêu lên và thực hiện
chủ trương địch vận một cách hệ thống. Trong các bức thư gửi tướng nhà
Minh, Nguyễn Trãi đặc biệt chú ý phân tích tính chất chính nghĩa, sự lớn
mạnh của nghĩa quân và nguy cơ diệt vong của quân xâm lược ông đứng
trên tư thế của người chiến thắng dùng lý lẽ để vận động, thuyết phục quân
thù. Sự vận động, thuyết phục đó tất nhiên chưa thể lay chuyển được thái
độ ngoan cố của những kẻ cầm đầu quân Minh; nhưng sau đó, kết hợp với
đòn quân sự tiêu diệt lực lượng viện binh, chém đầu Liễu Thăng Vương
Thông và các tướng khác của quân Minh mới chịu khuất phục. Không chỉ