chưa đầy đủ và hệ thống do nhu cầu thực tiễn chưa cấp bách. Người cho
rằng, trên cơ sở lực lượng chính trị hùng hậu của quần chúng mà xây dựng
lực lượng vũ trang cơ sở song song với việc xây dựng quân đội cách mạng.
Để làm sáng tỏ những nguyên tắc cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang,
Nguyễn Ái Quốc viết một số tác phẩm tập trung lý giải làm sáng tỏ bản
chất lực lượng vũ trang; xác định cơ cấu lực lượng; các mối quan hệ nội bộ,
quân với dân; vấn đề đoàn kết, kỷ luật, địa bàn đứng chân và xác định
phương pháp đánh giặc... Trên cơ sở lý luận của Người, các cấp ủy đảng đã
vận dụng vào thực tiễn rất sáng tạo. Nhờ đó, lực lượng vũ trang phát triển
nhanh về số lượng, vững chắc về tổ chức. Từ tiểu tổ du kích, đội du kích
chính thức được tổ chức rộng khắp, cuối năm 1944, đội quân chủ lực đầu
tiên đã được thành lập. Trên cơ sở lực lượng vũ trang, nòng cốt là đội quân
chủ lực phát triển nhanh chóng, tháng 4-1945, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, quyết định thống nhất Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng
quân, thành lập ủy ban quân sự cách mạng, thúc đẩy phong trào cách mạng,
phát triển lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhanh,
mạnh mẽ hơn nữa.
Việc xây dựng được lực lượng cách mạng (chính trị, quân sự) hùng
hậu trong thời kỳ này là một thành công to lớn của cách mạng Việt Nam.
Thành công đó khẳng định quan điểm đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng
đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực
lượng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đồng thời với việc chú trọng xây dựng lực lượng khởi nghĩa, tư
tưởng quân sự Việt Nam còn chú trọng đến việc kết hợp các hình thức đấu
tranh trong quá trình khởi nghĩa nhằm chuyển hóa lúc lượng có lợi cho
Việt Nam, tiến lên đánh đổ chính quyền địch.
Dân tộc Việt Nam tiến hành khởi nghĩa trong điều kiện lúc đầu
thường chỉ có một lực lượng quân sự (nghĩa quân) không nhiều, vũ khí ít và
thô sơ. Trong điều kiện đó, những người khởi xướng và lãnh đạo các cuộc