viết thư vận động, thuyết phục quân Minh, Nguyễn Trãi còn viết thư cho
bọn tay sai nhằm phân hóa, thuyết phục họ quay giáo đánh quân xâm lược,
trở về với chính nghĩa. Qua 68 bức thư gửi cho quân giặc, tiếng nói và ngòi
bút tuyệt vời của Nguyễn Trãi có sức mạnh chẳng kém gì “cả vạn quân
thiện chiến”. Về thành công của tư tưởng chiến lược này, chính Nguyễn
Trãi đã viết trong Lam Sơn thực lục: “Xưa quân sĩ đói thiếu thì lại nhờ vào
lương của giặc mà lương của ta thêm đầy đủ, xưa khi quân sĩ trốn tan, thì
lại nhờ binh của giặc trở giáo đánh nhau. Phàm cung tên, giáo mộc của giặc
đều là chiến khí của ta, vàng bạc châu báu của giặc đều là quân tư của ta;
cái nó dùng để hại ta ngược lại lại hại nó, cái nó muốn dùng để đánh úp ta,
ngược lại lại đánh nó”
49
.
Ngoài hai phương thức đấu tranh trên đây, các cuộc khởi nghĩa còn
sử dụng phương thức tác chiến kết hợp với hoạt động ly gián nội bộ địch,
tiêu biểu cho phương thức này là khởi nghĩa Tây Sơn. Biết Phạm Ngô Cầu,
tướng giữ thành Phú Xuân, bản tính nhu nhược và mê tín, Nguyễn Huệ lập
mưu cho người đến phán tướng số họa phúc, khiến cho Cầu hoảng sợ, sai
quân sĩ xây đàn, tổ chức cúng lễ nhiều ngày đêm gây hao tổn sức lực của
quân lính. Đã thế, Nguyễn Huệ còn sai người viết thư dụ hàng phó tướng là
Nguyễn Đình Thể, nhưng lại “gửi nhầm” cho chủ tướng Cầu để ly gián nội
bộ. Nhờ kế hiểm lừa địch, lại giỏi tính toán thủy triều, quân Tây Sơn dễ
dàng hành binh, vượt tường thành đột nhập vào bên trong giáp chiến tiêu
diệt đối phương.
Các hình thức đấu tranh trong khởi nghĩa vũ trang của dân tộc được
Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển lên một bước mới. Thông
qua Mặt trận Việt Minh, Đảng đã lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công
nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương ở ngay các trung tâm kinh tế, chính
trị của chính quyền thuộc địa. Đó là cuộc đấu tranh của công nhân bến tàu
Sài Gòn (11-1941); mít tinh chống cướp thóc ở Quảng Nam (1-1942); đình
công đòi phát lương của công nhân Hòn Gai (2-1942); đấu tranh đòi chia
lại ruộng công của nông dân Tiền Hải - Thái Bình (6-1942); bãi thị chống
tăng thuế của tiểu thương Hà Nội (1-1943), v.v.. Nổi bật nhất của phong