LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 86

Tư tưởng xây dựng lực lượng và tư tưởng về các hình thức đấu

tranh, xét đến cùng, đều có cốt lõi là tính nhân dân trong công tác tổ chức
các hoạt động quân sự. Tính nhân dân, bao giờ cũng vậy, tự nó biểu hiện
trên hai phương diện: phương diện thứ nhất là sự tham gia và thái độ của
nhân dân đối với các hoạt động quân sự được tổ chức và vận động; phương
diện thứ hai chính là công tác tổ chức và vận động quần chúng nhân dân
khi tiến hành các hoạt động quân sự. Thật vậy, trong khi phương diện thứ
nhất là nền tảng cho phương diện thứ hai, thì phương diện thứ hai của tính
nhân dân,
như đã được trình bày. chính là cốt lõi của tư tưởng quân sự về
xây dựng lực lượng
cũng như tư tưởng quân sự về các hình thức đấu tranh
trong khởi nghĩa.
Còn có thể thấy rằng, khi tính nhân dân trên hai phương
diện đó được biểu hiện ở mức cao nhất, nghĩa là hai phương diện của tính
nhân dân trong tư tưởng quân sự thống nhất trong các biểu hiện của nó, thì
khởi nghĩa đến rất gần giai đoạn tổng khởi nghĩa.

IV. KHỞI NGHĨA TỪNG PHẦN TIẾN LÊN TỔNG KHỞI NGHĨA

Trong khởi nghĩa vũ trang, việc xác định đúng hình thái khởi nghĩa

có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu xác định đúng về lý luận, thì từ đó công tác
tổ chức khởi nghĩa sẽ có những bước chuyển quan trọng trong giai đoạn
khởi nghĩa, từ đó tạo điều kiện cho sự phong phú trong hoạt động và thành
công trong thực tiễn của khởi nghĩa. Khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng
khởi nghĩa
là luận điểm mới được Đảng khái quát và nêu rõ trong Nghị
quyết Hội nghị Trung ương của Đảng tháng 5-1941.

Trước đây, tuy không có nhiều tài liệu đề cập đến hình thái khởi

nghĩa về tư tưởng lý luận, nhưng trong thực tiễn lại diễn ra khá đa dạng,
nhiều màu sắc. Nhìn chung, các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử, có cuộc diễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.