dịch tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Liên Xô
51
-một tác phẩm trình
bày khá rõ kinh nghiệm đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo khởi nghĩa
vũ trang thắng lợi ở Nga. Người nhận xét rằng, cuộc khởi nghĩa ở Nga
thành công, mở ra thời đại mới. Xét về hình thái, khởi nghĩa chủ yếu nổ ra
ở thành thị, nơi tập trung lực lượng giai cấp công nhân đông đảo. Những
bài học kinh nghiệm Tổng khởi nghĩa Tháng Mười Nga rất quý, nhưng khỉ
áp dụng vào thực tiễn phải lưu ý đến bối cảnh và đặc điểm của các nước
thuộc địa, bởi ở đó đội ngũ công nhân vừa ít, vừa không tập trung do hệ
thống công nghiệp non kém và rời rạc.
Do tầm quan trọng của việc xây dựng lý luận cách mạng giải phóng
mà trọng tâm lúc đó là lý luận về khởi nghĩa vũ trang, Nguyễn Ái Quốc bổ
sung và hoàn chỉnh tác phẩm Con đường giải phóng. Tác phẩm xác định:
Muốn giải phóng, ta phải đánh đuổi Nhật - Tây. Cuộc khởi nghĩa vũ trang
sắp diễn ra ở Việt Nam là một cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc do toàn
dân tiến hành, lấy công nhân và nông dân làm lực lượng chủ yếu. Hình thái
cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam không giống như hình thái khởi nghĩa ở các
nước châu Âu. Nếu như các nước châu Âu, châu Mỹ, khởi nghĩa vũ trang
thường bắt đầu từ các cuộc bãi công chính trị ở thành thị rồi chuyển tiếp tới
bạo động vũ trang thì ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa có thể bùng nổ ở một
vài địa phương rồi lan dần khắp nước. Điểm xuất phát các cuộc khởi nghĩa
địa phương có thể là những vùng rừng núi, nơi tiện cho lối đánh du kích,
tiện cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng
52
.
Tinh thần cơ bản đó dược Hội nghị Trung ương lần thứ tám của
Đảng (5-1941) tiếp nhận. Nghị quyết Hội nghị đã dành hẳn một phần viết
về “võ trang khởi nghĩa”. Phân tích xu hướng phát triển của tình hình thế
giới và trong nước, Hội nghị cho rằng tình hình thế giới chuyển biến sẽ làm
cho tình hình Đông Dương thay đổi có lợi cho cách mạng; ách thống trị của
Pháp - Nhật tuy chưa bước vào thời kỳ khủng hoảng đến cực điểm, nhưng
nhất định trong thời gian tới, khi cuộc chiến tranh chuyển sang có lợi cho
phe dân chủ, chính quyền Pêtanh và chính quyền phát xít Nhật lung lay, đổ
nát thì lúc đó chúng không thể “đem sức đàn áp cách mạng của ta”. Còn đối