LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 89

với nhân dân Việt Nam, tuy đã khổ sở nhiều, nhưng cũng chưa phải đã hết
đường sống, cho nên chưa quyết liệt bước vào con đường tranh đấu. Nhưng
rồi đây một khi tình thế đã khác, quần chúng nhất định đứng lên chống lại
quân giặc. Đến lúc đó, cả thế giới như một nồi nước sôi, cách mạng Đông
Dương sẽ có một bước phát triển nhảy vọt để “dọn đường cho một cuộc
tổng khởi nghĩa mạnh mẽ”. Tiếp thu tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, Hội
nghị phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới, từ đó khẳng định hình thái khởi nghĩa ởViệt Nam trong bối
cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai: “Mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình
Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Tàu xoay ra hoàn toàn cho cuộc
cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể
lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể
giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”

53

.

Như vậy, “khởi nghĩa từng phần” được Hội nghị đề ra có nội dung khác với
khởi nghĩa địa phương. Khởi nghĩa từng phần đóng vai trò đòn bẩy thúc
đẩy phong trào cách mạng phát triển nhảy vọt, nó là cơ sở để tổng khởi
nghĩa thành công. Chỉ trong điều kiện cuộc tổng khởi nghĩa đang vận động
tới chín muồi thì các địa phương mới cô điều kiện phát động khởi nghĩa
từng phần thắng lợi. Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là hình
thái vận động đặc thù của quy luật tổng khởi nghĩa ởViệt Nam được lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc phát hiện, sau đó được Đảng khẳng định trong Nghị quyết
Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng (5-1941).

Không chỉ quan tâm xây dựng lý luận khởi nghĩa, xác định hình thái

đặc thù khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc và Đảng còn rất nhạy bén trong chỉ đạo thực tiễn khởi nghĩa vũ trang.
Ngay trong đêm phát xít Nhật nổ súng đảo chính pháp (9-3-1945), Ban
Thường vụ Trung ương Đảng đã họp (mở rộng), chủ trương đưa quần
chúng ra đấu tranh bằng nhiều hình thức nhằm tập dượt cho quần chúng
mạnh dạn tiến lên khởi nghĩa, đồng thời quyết định cao trào kháng Nhật,
cứu nước mạnh mẽ. Với chủ trương đúng đắn này của Đảng, phong trào
đấu tranh của quần chúng dâng lên mạnh mẽ. Đến tháng 8-1945, thực lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.