cách mạng đã phát triển hùng hậu. Lúc này, tình hình quốc tế cũng chuyển
biến mau lẹ, có lợi cho cách mạng Việt Nam. Trước thời cơ lịch sử xuất
hiện, theo quyết định của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng họp Hội nghị toàn
quốc (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945) và ngay sau đó, Đại hội Quốc dân
khai mạc (16-8) tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. Sự kiện
lịch sử đó chứng tỏ rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa từng phần
tiến lên tổng khởi nghĩa không những là hạt nhân của đường lối khởi nghĩa
vũ trang của Đảng mà tư tưởng đó đã thâm nhập vào thực tiễn, được toàn
dân quyết tâm thực hiện với nghị lực và sức mạnh vĩ đại trong những ngày
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 lịch sử.
Từ một phương diện nhất định, tư tưởng tổng khởi nghĩa là một
bước tiến lớn trong tư tưởng quân sự Việt Nam, và là bộ phận quan trọng
trong tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại. Trước hết, tư tưởng tổng khởi
nghĩa không chỉ bao gồm hai bộ phận (a) lực lượng khởi nghĩa - phương
thức chiến tranh (b) công tác tiến hành khởi nghĩa từ bộ phận đến toàn thể,
mà còn bao gồm (c) thời cơ khởi nghĩa. Trong đó, nhân tố (c) cho thấy tính
chất hiện đại của tư tưởng tổng khởi nghĩa với hai nhân tố: thời cơ trong
nước và thời cơ quốc tế. Như thế, tư tưởng tổng khởi nghĩa và tư tưởng
giành chính quyền có mối quan hệ biện chứng, vừa là hai tiến trình độc lập
trong tổng thể một cuộc chiến tranh cách mạng giành chính quyền, vừa là
hai tiến trình thống nhất và kế tiếp nhau trong tổng thể cách mạng.
V. CHỚP THỜI CƠ LỊCH SỬ ĐẬP TAN CƠ CẤU QUYỀN LỰC ĐỊCH, GIÀNH CHÍNH QUYỀN
GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC
Mục tiêu hàng đầu của khởi nghĩa vũ trang là đập tan cơ cấu quyền
lực của địch, giành chính quyền. Để thực hiện mục tiêu đó, công tác cần có
là phải xác định đúng thời cơ thuận lợi để tiến hành những bước cuối của
khởi nghĩa vũ trang, nhất là khi thời cơ đã xuất hiện thì phải nhạy bén chớp
lấy để phát động quần chúng và lực lượng vũ trang đứng lên giành lại chính