Khúc và những cải cách quan trọng của Khúc Hạo có ý nghĩa to lớn trong
“giai đoạn bản lề” của lịch sử.
Tiếp nối truyền thống đấu tranh chống ách đô hộ phong kiến
phương Bắc, từ đầu thế kỷ XV cho đến cuộc khởi nghĩa của Việt Nam
Quốc dân Đảng ở Yên Bái (1930), nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Xét về
quy mô, khởi nghĩa Lam Sơn và khởi nghĩa Tây Sơn là nổi bật nhất, đánh
dấu bước phát triển mới về tạo thời cơ và chớp thời cơ tiến công địch,
giành chính quyền và bảo vệ chính quyền.
Đối với khởi nghĩa Lam Sơn, thời kỳ đầu (1418-1424), nghĩa quân
hoạt động ở núi rừng Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn, nhưng khi tiến vào
đất Nghệ An theo kế của Nguyễn Chích thì thế và lực nghĩa quân có bước
phát triển mới. Chỉ trong vòng một năm (1424-1425), nghĩa quân đã giải
phóng một vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa. Nhằm đối phó
với nghĩa quân, quân Minh đưa lực lượng vào chống đỡ, đồng thời cho
người về nước cầu cứu viện binh. Nhận thấy “tinh binh của giặc tất ở Nghệ
An, còn các thành Đông Đô đều ruỗng yếu”
54
, viện binh chưa kịp sang, Lê
Lợi và Bộ Chỉ huy nghĩa quân quyết định tranh thủ thời cơ mở cuộc tiến
công ra Bắc tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng. Sau khi tiêu diệt 6 vạn
quân Minh
55
ở Cổ Lãm, Tốt Động, Chúc Động và Ninh Kiều, Lê Lợi và
Nguyễn Trãi chủ trương củng cố hậu phương, xây dựng chính quyền trong
đại bộ phận đất nước đã được giải phóng; tiếp tục vây các thành và công
hãm thành Đông Quan, chuẩn bị tiêu diệt viện binh của giặc.
Bằng nghệ thuật tác chiến độc đáo, quân Lam Sơn nhanh chóng
đánh bại hai đạo quân tiếp viện gồm 15 vạn tên do Liễu Thăng và Mộc
Thành cầm đầu. Quân tiếp viện bị đánh bại, tướng sĩ quân Minh ở Đông
Quan vô cùng hoảng sợ nhưng vẫn rất ngoan cố. Với thiện chí hòa bình, kết
thúc chiến tranh trên tinh thần đại nghĩa và nhân văn, Lê Lợi và Nguyễn
Trãi kiên trì thuyết phục, mở đường thoát danh dự cho quân địch. Mười vạn
quân Minh bị đại bộ phận tinh binh (trong tổng số 35 vạn quân Lam Sơn)
vây chặt trong thành, không còn con đường nào khác buộc phải “giảng