hòa”. Bộ chỉ huy Lam Sơn tổ chức “hội thề Đông Quan”, cấp ngựa, cấp
thuyền cho quân Minh về nước. Việc “tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh”
56
, rồi
cấp phương tiện cho chúng về nước đã tác động mạnh mẽ đến chủ trương
của triều Minh, không dám gây sự báo thù. Sau thắng lợi trọn vẹn của cuộc
kháng chiến chống quân Minh xâm lược, vương triều Lê Sơ được thành
lập. Quốc gia Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển mới và không bị nạn
xâm lược của phong kiến phương Bắc trong nhiều thế kỷ.
Khởi nghĩa Tây Sơn cũng có nét đặc sắc riêng trong việc tạo thời cơ
diệt địch giành chính quyền và bảo vệ chính quyền. Đó là sau khi lấy được
vùng đất Quảng Nam, trên cơ sở thế và lực đã mạnh, Nguyễn Nhạc quyết
định danh xưng mới là Tây Sơn Vương (1776). Hai năm sau, ông lên ngôi
Hoàng đế, lấy thành Đồ Bàn làm kinh đô. Sau khi đánh bại quân Nguyễn
Ánh ở Gia Định (1782) và chiến công vang dội quét sạch quân xâm lược
Xiêm ra khỏi đất nước (1785), Nguyên Nhạc quyết định tiến công quân
Trịnh ở Phú Xuân, đánh chiếm toàn bộ Thuận Hóa
57
. Thực hiện kế hoạch,
quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bật hơn 3 vạn quân Trịnh
khỏi lãnh thổ Đàng Trong, lấy được Phú Xuân (6-1786).
Chớp thời cơ thuận lợi, Nguyễn Huệ cử người về trình báo Nguyễn
Nhạc tin đại thắng, đồng thời ra lệnh cho quân sĩ vượt sông Gianh tiến
thẳng ra Bắc đập tan sự thống trị của chúa Trình đang bị lung lay bởi nạn
kiêu binh. Sau chiến thắng, quân Tây Sơn rút về Nam, Bắc Hà lại rơi vào
tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng. Bởi thế, Nguyễn Huệ lại cầm quân ra
Bắc diệt quân phản loạn (5-1788). Để đề phòng sự bất trắc có thể xảy ra,
trước khi trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ thành lập Bộ chỉ huy Tây Sơn để
cai quản 11 trấn Bắc Hà.
Cuối năm 1788, nhà Thanh cho quân tràn sang xâm lược nước ta.
Nhận được tin, ngày 25-11 năm Mậu Thân (22-12-1788), Nguyễn Huệ
xưng Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, trực tiếp cầm quân ra Bắc
phá giặc Thanh. Khi dẫn đại quân đến Tam Điệp - Biện Sơn, Hoàng đế
Quang Trung đã nói với các tướng sĩ: Lần này, ta thân hành cầm quân,