ra ngắn, có nhiều cuộc kéo dài, nhưng có điểm chung là các cuộc khởi
nghĩa đó đều bắt đầu khởi sự từ địa phương các vị thủ lĩnh, sau đó mới lan
ra các địa phương khác trong vùng hoặc phát triển thành cuộc khởi nghĩa
có tính chất toàn quốc. Nếu các cuộc khởi nghĩa chỉ có tính chất địa
phương, hoạt động trong địa phương của một tỉnh hoặc một vùng gồm
nhiều tỉnh lân cận thì các cuộc khởi nghĩa đó dù kéo dài nhiều năm, thậm
chí trên 30 năm, cuối cùng vẫn bị kẻ thù đàn áp tàn khốc. Đó là trường hợp
khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738-1769), khởi nghĩa Hoàng Công Chất
(1739-1769), khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)... Nhưng lại có nhiều cuộc
khởi nghĩa thời gian ngắn, lúc đầu khởi sự tại quê hương người khởi
xướng, sau đó lan rộng ra toàn quốc, được bàn dân ủng hộ, hăng hái hưởng
ứng tham gia, nên cuối cùng giành được thắng lợi, xét trên phương diện
những mục tiêu ban đầu của khởi nghĩa. Đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng. Đặc
biệt, có những cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn và khởi
nghĩa Tây Sơn đã chuyển hóa hình thái và tính chất, lúc đầu nổ ra ở địa
phương người thủ lĩnh nghĩa quân và mang tính chất khởi nghĩa, về sau
phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng, có quân đội hàng chục vạn
người, tác chiến trên nhiều địa bàn của cả nước, đánh bại quân xâm lược
trên chiến trường, kết thúc thắng lợi sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Kế thừa
và phát triển truyền thống quân sự của dân tộc và vận dụng sáng tạo lý luận
Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã xác
định đúng hình thái khởi nghĩa - khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi
nghĩa trong cả nước. Ngay từ những năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn
Ái Quốc đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lý luận, khảo sát các cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa ở Đa Hô Mây, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, cách
mạng tư sản Pháp, Mỹ và nhất là lưu ý đến các cuộc khởi nghĩa do giai cấp
vô sản lãnh đạo như Công xã Pari (1871), Tổng khởi nghĩa Tháng Mười
Nga (1917), khởi nghĩa Quảng Châu (1927). Nhận thấy những bài học sâu
sắc của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Nga, nên khi về nước cùng với Trung ương
Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã dành thời gian