công tổ chức đã thành hiện thực. Các điều kiện quốc tế cũng đang vận động
thuận lợi, nhất là khi Hồng quân Liên Xô mở cuộc tiến công vào đạo quân
Nhật ở Mãn Châu (Trung Quốc); phát xít Nhật đứng trước tình thế sụp đổ
chỉ tính từng ngày. Bởi vậy, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị: “Lúc này thời cơ
thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”
61
. Tuy nhiên, theo Người,
thời điểm phát lệnh tổng khởi nghĩa lại phải chính xác, khoa học. Phát lệnh
tổng khởi nghĩa sớm hoặc muộn đều không có lợi cho cách mạng, bởi Pháp
đang lăm le quay trở lại thuộc địa cũ, Tưởng cũng đang ấp ủ mưu đồ của
họ, còn lực lượng phát xít Nhật trên đất nước Việt Nam lúc đó rất lớn. Bởi
vậy thời điểm phát lệnh tổng khởi nghĩa không thể trước lúc quân Nhật có
biểu hiện ngoại giao đầu hàng. Nhưng nếu đợi đến lúc Chính phủ Nhật đầu
hàng Đồng minh và chỉ thị cho quân Nhật trên chiến trường hạ vũ khí thì sẽ
rất phức tạp vì đội quân “nhập Việt” của Tưởng đã đóng sát biên giới sẽ lập
tức tràn vào Việt Nam. Chính vì vậy, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã theo dõi sát
tình hình, nhất là các tin tức từ thủ đô nước Nhật. Qua bản tin của đài Xan
Phranxicô (Mỹ) loan báo Chính phủ Thụy Sỹ đã chuyển công hàm của
Nhật đến Chính phủ Mỹ đề nghị sửa đổi bốn điều trong bản Tuyên bố
Pốtxđam, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhận thấy động thái sắp sửa đầu hàng của
Nhật Bản. Ngay trong đêm 12-8, Người đã bàn với Tổng Bí thư Trường
Chinh họp ngay Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng, mặc dầu giấy triệu
tập ấn định ngày 18-8-1945. Theo gợi ý và chỉ đạo của Người, Thường vụ
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã quyết định thành lập ủy ban
khởi nghĩa toàn quốc. Đúng 23 giờ ngày 13-8, bản Quân lệnh số 1 về Tổng
khởi nghĩa được công bố. Ngày 15-8, trong khi Hội nghị đại biểu toàn quốc
của Đảng đang họp phiên cuối cùng để quyết định những chủ trương lớn
trong đối nội, đối ngoại, thì trưa hôm đó Đài phát thanh phương Tây đưa tin
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Ngày hôm sau (16-8), Đại hội
quốc dân Tân Trào họp và bàn ngay những vấn đề then chốt, tán thành chủ
trương tổng khởi nghĩa của Đảng, quyết định thành lập ủy ban giải phóng
dân tộc Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Cũng ngay trong