LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 98

tinh thần và lực lượng để bảo vệ thành quả ấy, tiến lên giành những thắng
lợi mới trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đấu tranh cứu nước,

cứu dân khỏi ách áp bức ngoại bang, tư tưởng khởi nghĩa vũ trang của dân
tộc Việt Nam từng bước hình thành, được bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển
đến đỉnh cao trong thời kỳ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng đó đề cập nhiều
nội dung: Khẳng định khởi nghĩa vũ trang thắng lợi trước hết phải có
đường lối đúng; tính chất khởi nghĩa toàn dân, do toàn dân tộc tiến hành;
chú trọng xây dựng lực lượng, kết hợp các hình thức đấu tranh; xác định
hình thái khởi nghĩa, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền gắn liền với bảo
vệ chính quyền. Các quan điểm cơ bản trong tư tưởng khởi nghĩa vũ trang
không chỉ soi sáng cho thực tiễn đấu tranh chống ách áp bức ngoại bang
trước đây mà còn giúp cho các thế hệ kế tiếp những định hướng có tính
nguyên tắc, phương pháp xem xét và vận dụng trong điều kiện lịch sử mới
(về sự đúng đắn, sáng tạo trong việc hoạch định chủ trương, đường lối; về
phương thức xây dựng lực lượng; phát huy sức mạnh toàn dân tộc; tạo thời
cơ và chớp thời cơ...) để xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc
bình yên.

----------

Chú thích

1. Dẫn theo Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:

Danh nhân quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, t.1,
tr.20.

2. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.I,

tr.178.

3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.179.

4. Ngày nay là chùa Trấn Quốc, nằm trên một hòn đảo phía đông

Hồ Tây (thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội). Việc dựng “chùa Khai Quốc” có một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.