ý nghĩa quan trọng: rõ ràng Phật giáo đã trở thành một phần lực lượng
chính trị thời bấy giờ, và hành động lập chùa còn có nghĩa lực lượng tinh
thần ấy nghiễm nhiên có được hình thái thực tiễn của mình trong quá trình
giữ nước từ buổi ban sơ. Như thế, từ một góc nhìn khác, đối với Lý Bí,
trong khởi nghĩa, nhiệm vụ động viên và biểu hiện lá cờ tinh thần dân tộc
cũng như thể hiện tính chính danh của cuộc khởi nghĩa là hết sức cần thiết.
Thực vậy, vào thế kỷ VI, nguồn lực vật chất và tinh thần từ phía tăng lữ
Phật giáo chắc chắn là một động lực quan trọng cho khởi nghĩa của Lý Bí.
Xem thêm: Nguyễn Duy Hinh: Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2005.
5. Cuộc khởi nghĩa của Giản Định Đế Trần Ngỗi (mất năm 1410) và
sau đó là Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng (mất năm 1414) là một ví dụ
lịch sử quan trọng. Ban đầu, mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là hợp đề của a-
sự phục hưng một triều đại và b- độc lập, tự chủ chính tả của một quốc gia.
Nhưng khi lợi ích dòng họ và sự ích kỉ cá nhân của Trần Khoáng trở thành
động lực cho hành xử của người đứng đầu khởi nghĩa, thì cuộc khởi nghĩa
đã nhanh chóng đi đến chỗ tự hủy hoại với việc Trần Khoáng, vì nghi kị, đã
chém hai người quan trọng của cuộc khơi nghĩa là Đặng Tất và Nguyễn
Cảnh Chân. Xem thêm: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2004.
6. Xem Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Danh
nhân quân sự Việt Nam thời Lê Trung Hưng - Tây Sơn, Sđd, tr. 59.
7. Việt Nam Quang Phục hội được thành lập năm 1912 do Phan Bội
Châu đề xướng với tôn chỉ Khôi phục Việt Nam, kiến lập dân quốc cộng
hòa. Những hoạt động của hội này một mặt cho thấy sự yếu kém trong tư
tưởng khởi nghĩa vũ trang, mặt khác thì sự yếu kém ấy lại phản ánh tình
trạng bế tắc của các lực lượng yêu nước bấy giờ. Nỗ lực đáng nói nhất về
công tác tổ chức lực lượng tiến đến khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục
hội là cuộc vận động phối hợp với vua Duy Tân năm 1916 ở Huế và Nam
Trung Kỳ lại là một thảm kịch của công tác tổ chức và đường lối khởi