LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 251

cái “ngã”, cũng như cơ thể và vật chất, cơ hồ chỉ là một sự biến hoá tự
nhiên, một hợp nhất liên tục của các yếu tố, luôn luôn lên rồi xuống, xuống
rồi lên, từ chỗ cao nhất xuống tới chỗ thấp nhất, rồi từ chỗ thấp nhất lên tới
chỗ cao nhất. Trong tư tưởng của Kapila có cái gì giống Lamarck: những
nhu cầu của cơ thể (cái “ngã”) tạo ra cơ năng (thị năng, thính năng, khứu
năng, vị năng, xúc năng), rồi cơ năng tạo ra cơ quan (tai, mắt, mũi, lưỡi,
da). Hệ thống đó không có một kẽ hở nào cả vì không có một môn phái
triết học Ấn nào phân biệt – về đời sống – cái vô cơ với cái hữu cơ, phân
biệt thảo vật với động vật, hoặc động vật với người; những vật đó chỉ là
những cái khoen trong cái vòng sinh tử, chỉ là những cái găm của bánh xe
luân hồi, sinh tử, tử sinh. Có ba khả năng biến hoá (Guna) của bản thể
quyết định cái dòng sinh tử đó: sự trong sạch, sự hoạt động và sự vô minh.
Những khả năng đó vô tư, không thích sự tiến bộ mà cũng không ghét sự
suy vi: nó cứ tạo ra cái này rồi cái kia, hết thịnh tới suy, hết suy tới thịnh,
trong một chu kì bất tuyệt, y như một anh làm trò ảo thuật kì cục, lôi trong
nón ra hết vật này tới vật khác rồi lại nhét trở vô nón, cứ như vậy hoài
không biết chán. Mỗi trạng thái biến hoá, y như Herbert Spencer sau này
nhận định, tự chứa sẵn cái xu hướng tan rã, để nhất định đi tới chung tận.

Như Laplace, Kapila không thấy lí do gì để viện tới một đấng thần linh mới
giảng được sự sáng tạo và biến hoá trong vũ trụ. Trong cái xứ mà dân
chúng mộ đạo và trọng triết học nhất thế giới đó, vẫn thường thấy những
tôn giáo và triết học không có Thượng Đế. Nhiều đoạn trong các sách triết
Sankhya phủ nhận rõ rệt một đấng Thượng Đế sáng tạo vũ trụ; không thể
quan niệm nổi được có một đấng như vậy vì “một vật không thể sinh từ cái
không có gì cả”, phải có cái gì sinh ra nó chứ; cái sáng tạo và cái được sáng
tạo ra chỉ là một. Kapila chỉ viết (như Emmanuel Kant) rằng lí trí của con
người không bao giờ có thể chứng minh được rằng có một đấng Sáng tạo ra
vũ trụ. Vị triết gia hoài nghi tế nhị đó bảo vật nào thì cũng phải hoặc tuỳ
thuộc một cái gì, hoặc tự do, mà Thượng Đế không thể tuỳ thuộc, cũng
không thể tự do. Nếu Thượng Đế hoàn toàn rồi thì Ngài cần gì phải sáng
tạo vũ trụ nữa; nếu không hoàn toàn thì sao còn là Thượng Đế được. Nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.