“Phải mở mắt cho kĩ, Ananda”.
Tôn giáo của Ngài sự thực chỉ gồm phần đạo đức, luân lí, Ngài chỉ chú
trọng tới cách cư xử, không quan tâm tới nghi tiết, lễ bái, tới siêu hình học,
thần học. Một hôm, một tu sĩ Bà La Môn, trước mặt Ngài, ngỏ ý muốn tắm
sông ở Gaya
. Phật bảo: “Cần chi phải lại đó, có thể tắm ở đây được,
cần gì tới Gaya? Nước nào mà chẳng tốt bằng nước sông Gaya”. Thật là
điều lạ lùng nhất trong lịch sử các tôn giáo: Phật sáng lập một tôn giáo cho
thế giới mà đồng thời không bao giờ bàn tới sự vĩnh cửu, về mặt bất diệt
của linh hồn, hoặc về Thượng Đế. Ngài bảo sự vô cùng là một huyền thoại
do các triết gia tưởng tượng ra, họ không biết nhũn nhặn tự thú rằng một
nguyên tử không thể bao gồm vũ trụ được. Nghe thiên hạ tranh luận về vũ
trụ vô cùng hay hữu hạn, Ngài mỉm cười, cơ hồ như Ngài đoán trước được
những cuộc bàn phiếm về Thiên văn – Thần thoại của các nhà vật lí học,
toán học ngày nay. Ngài không chịu đưa ra ý kiến về các vấn đề: vũ trụ có
lúc khởi thuỷ không và sau này có chung kì không; linh hồn và thể xác là
một hay là hai; một vị chí thánh có nhận được một phần thưởng nào trên
cõi thiên đường nào đó không. Ngài bảo những vấn đề đó là “rừng rậm, sa
mạc, trò múa rối, là khổ hình, là suy cứu lung tung chẳng nhằm gì cả”, nên
không quan tâm tới; nó chỉ gây những cuộc tranh biện hăng hái, những oán
hận, bực bội, phiền nhiễu; không bao giờ đưa tới sự minh triết, sự an lành
của tâm hồn. Muốn được thánh triết, muốn cho tâm hồn an tĩnh thì chỉ cần
quên mình đi và làm điều thiện, chứ không cần biết bản thể của vũ trụ, của
Thượng Đế. Tới nỗi trong cơn hài hước có thể làm cho nhiều người khó
chịu, Ngài còn bảo rằng nếu có các vị thần linh thì chính các vị đó cũng
không thể đáp được một số câu hỏi.
Kevaddha này, một hôm có một bạn đồng đạo của chúng ta tự hỏi câu này:
“Bốn nguyên tố đất, nước, lửa, và gió tiêu diệt đâu mất mà không để lại
chút di tích nào cả thế?”. Bạn đó suy nghĩ hoài về vấn đề đó riết rồi xuất