Ngài nhận lời dùng cơm trong nhà một ả giang hồ, làm cho kẻ tả hữu của
Ngài bực tức. Thường thường Ngài ngừng lại ở đầu một làng nào đó, cắm
trại trong một khu rừng hoặc bên bờ sông. Buổi chiều và buổi tối Ngài
thuyết pháp. Ngài đặt những câu hỏi như Socrate, hoặc kể một ngụ ngôn có
tính cách luân lí, hoặc cùng đàm đạo, biện luận một cách lễ độ, đưa ra
những câu ngắn, cô đọng, tóm tắt được đạo của Ngài để mọi người dễ nhớ.
Sutta được Ngài thường nhắc nhở tới nhất là sutta về “tứ diệu đế”, trong đó
Ngài bảo rằng sống là khổ, khổ do dục mà ra, và diệt mọi dục vọng được
thì minh triết:
1. Bây giờ, hỡi chư tăng, ta giảng đến khổ đế: sinh là khổ, bệnh là khổ, lão
là khổ, rầu rĩ, than khóc, táng tâm trí, thất vọng là khổ…
2. Bây giờ, hỡi chư tăng, tới tập đế: nguyên nhân của cái khổ là nhân dục
vô nhai nó làm cho con người tái sinh hoài, dục vọng đó kết hợp với sự
ham thích, dâm dật, lúc nào cũng muốn thoả mãn cho được, nguyên nhân
là cái ham mê, ham mê là thực thể.
3. Bây giờ, hỡi các chư tăng, tới diệt đế: phải diệt cho hết dục vọng, nhu
cầu bằng cách thoát tục.
4. Bây giờ, hỡi chư tăng, tới đạo đế: con đường giải thoát gồm bát chánh:
chánh kiến
, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh,
chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định.
Phật tin rằng dù có lúc vui thì cũng không đủ bù những lúc khổ, và như vậy
thà đừng sinh ra là hơn. Nước mắt của loài người nhiều hơn nước bốn biển.
Vả lại nỗi vui nào cũng có phần chua chát là vì nó ngắn ngủi quá. Ngài hỏi
một đệ tử: “Vui với buồn, cái nào nhất thời?”. Đệ tử đáp: “Bạch sư phụ, cái
buồn”. Cái buồn tệ hại nhất, không phải là cái tanha, toàn thể dục vọng, mà
là cái dục vọng vị kỉ, dục vọng hướng về cái lợi riêng của một phần tử chứ
không phải cái lợi chung của toàn thể, nhất là cái tính dục nó làm cho con