LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 89

vơi không… Vì đâu cái dòng “sinh sinh” đó không ngừng lại? Chỉ có luật
Karma luôn luôn bắt người ta phải đầu thai hoài để linh hồn chuộc tội trong
những kiếp trước. Nếu có một người nào sáng suốt sống công bằng, một
mực nhẫn nhục, nhân từ với mọi người, nếu lòng người đó không ràng
buộc với những cái phù du nhất thời mà chuyên chú vào những cái vĩnh
cửu, thì có lẽ người đó hi vọng thoát được cảnh tái sinh mà cái dòng suối
khổ não sẽ cạn chăng? Nếu người ta có thể nén cái thị dục vị kỉ mà rán chỉ
làm điều thiện thì có lẽ vượt được cái bản ngã – nó là ảo tưởng đầu tiên và
tệ hại nhất của con người – và linh hồn có thể hoà đồng, hợp nhất với cái
đại ngã vô biên vô thức chăng? Gột sạch được những tư dục đó, lòng người
sẽ được bình tĩnh làm sao? Không gột sạch được thì làm sao bình tĩnh? Ở
dưới trần này không sao có hạnh phúc được, như bọn vô tín ngưỡng thường
nghĩ, mà kiếp sau cũng không sao có hạnh phúc được như biết bao tôn giáo
đã tuyên bố. Nói bậy hết ráo. Chỉ được bình tĩnh khi nào diệt được dục, lúc
đó linh hồn sẽ yên ổn, thanh thoát trong cảnh Niết Bàn.

Vậy là sau bảy năm trầm tư, Đức Phật tìm được nguyên nhân của đau khổ,
Ngài lại đất thánh Bénarès [Ba La Nai] và trong vườn hươu [lộc uyển]
Sarnath bắt đầu giảng thuyết Niết Bàn cho nhân loại.


IV. LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

[8]


Chân dung Đức Phật – Phương pháp của Ngài – Tứ diệu đế - Bát chính –
Ngũ giới – Đức Phật và Chúa Ki Tô – Thuyết bất khả tri và chủ trương
phản đối giáo hội – Chủ trương vô thần của Phật – Tâm lí học vô linh hồn
– Ý nghĩa của Niết Bàn

Cũng như mọi nhà truyền giáo thời đó, Đức Phật đã giảng đạo lý trong các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.