lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về
phía đó”.
Lời đó viết năm 1935 trong khi Đức, Ý đương cường thịnh, Anh chưa suy,
mà Ấn Độ và Trung Hoa còn là thuộc địa hoặc bán thuộc địa của Âu, quả
thật là một nhận định sáng suốt, đáng coi là một lời tiên tri.
Vì có chủ trương đó, ông mấy lần du lịch khắp thế giới (năm 1927 du lịch
châu Âu, năm 1930 đi vòng quanh thế giới để tìm hiểu Ai Cập, Tây Á, Ấn
Độ, Trung Hoa, Nhật Bản; năm 1932 lại du lịch Nhật Bản, Mãn Châu, Tây
Bá Lợi Á, Nga và Ba Lan; năm 1948 du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Ba Tư, Ai
Cập, ấy là chưa kể nhiều cuộc du lịch khác ở Ý, Pháp, Y Pha Nho…), bỏ ra
tám năm nghiên cứu về phương Đông và mở đầu bộ sử bằng lịch sử
phương Đông.
Bố cục tác phẩm như sau:
1. Di sản phương Đông: văn minh Ai Cập và Cận Đông (tức Tây Á) cho tới
khi Đại đế Alexandre của Hi Lạp mất; sử Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản cho
tới đầu thế chiến vừa rồi.
2. Di sản cổ điển của phương Tây: văn minh Hi Lạp, La Mã và miền Cận
Đông dưới thời đô hộ của Hi lạp và La Mã.
3. Di sản thời Trung cổ: châu Âu theo Kitô giáo và châu Âu thời Trung cổ,
văn minh Byzane, văn minh Ả Rập và Do Thái ở châu Á, châu Phi và Y
Pha Nho, thời Phục hưng Ý.
4. Di sản của châu Âu: sử văn minh các quốc gia châu Âu từ thời Cải cách