tới thời Cách mạng Pháp.
5. Di sản của châu Âu hiện đại: các phát minh khoa học, chính trị, triết lí,
luân lí, văn học, nghệ thuật từ Napoléon tới ngày nay.
Nhưng ông bà chỉ thực hiện được bốn phần trên, và ngừng lại ở ngày 14-7-
1789, ngày 8.000 dân Paris kéo nhau lại phá ngục Bastille.
Ông bà biết rằng ngừng lại ở lúc nhân loại bắt đầu vào một giai đoạn có rất
nhiều biến cố lớn lao về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, khoa học, triết
học, văn học… là điều vô lí; nhưng ông bà nhớ rằng mình đã quá già rồi
(ông đã 80 tuổi), nên xin nhường công việc viết tiếp cho lớp người trẻ hơn,
mà chỉ soạn thêm một cuốn khoảng 200 trang để thay phần kết, gom những
nhận xét cùng suy tư của ông bà về lịch sử văn minh. Cuốn đó nhan đề là
Bài học của lịch sử.
Ông biết rằng công trình phân tích và tổng hợp mấy ngàn năm lịch sử nhân
loại đó lớn lao quá, một người làm thì thế nào cũng lầm lẫn nhiều mà sẽ trở
thành cái đích cho các nhà chuyên môn trong từng ngành tha hồ chỉ trích.
Ông nhớ lời khuyên của Ptahhotep
năm ngàn năm trước: “Trong một hội
nghị, sẽ có một nhà chuyên môn chỉ trích anh đấy. Có điên thì mới nói lan
man về mọi vấn đề”.
Mà thực vậy, có người thấy ông khởi công đã cho ông là điên, ngờ rằng ông
làm không xong hoặc chẳng ra cái quái gì cả. Nhưng ông cứ can đảm bước
tới, tin chắc rằng phải có một công trình tổng hợp văn minh để nhân loại