Máy đó gồm tám con rồng bằng đồng đặt trên những ruột gà rất nhạy,
ở vành một cái chén lớn, giữa chén có một con cóc há miệng. Trong miệng
mỗi con rồng có một viên nhỏ bằng đồng. Khi có động đất thì con rồng ở
gần chỗ động đất nhất nhả viên đồng đó vô miệng con cóc. Có một lần con
rồng nhả viên đồng ra mà những người chung quanh không thấy đất rung
chuyển gì cả. Mọi người cho ông là bịp; nhưng rồi một sứ giả lại cho hay
tại một tỉnh ở xa mới có động đất.
Ngày trước ta gọi là môn địa lý, tìm đất để mả, cất nhà. (ND).
Chắc sách in lộn: Chinh mới đúng. (ND).
[Bản tiếng Anh: Chang Chung-ning. (Goldfish)].
Chắc là bộ Kim qui yếu lược. (ND).
Wang Shu-ho:
王 叔 和 Vương Thúc Hoà. (Goldfish).
陶弘景 (sách in lầm: Đào Hoàng Cảnh). (Goldfish).
Ch’ao Yuan fang: Sào Nguyên Phương
巢元方 (Goldfish).
Hai mươi tám thứ nữa kia. (ND).
Chắc sách in lầm. Nguyên văn tiếng Anh là King: nhà vua. (Goldfish).
Tức Đạo giáo mà chúng ta nên phân biệt với Lão giáo chỉ có tính chất
triết học. (ND).
Đúng hơn là giải thích theo một lối mới. (ND).
Ki Tô giáo hết hy vọng thành công từ đầu thế kỉ XVIII, do những cuộc
tranh biện giữa các tu sĩ giòng Tên và các nhà truyền giáo thuộc các phái
khác của Ki Tô giáo. Các tu sĩ giòng Tên là những nhà tâm lí khôn khéo đã
tìm ra được những thể thức khiến cho các yếu tố căn bản của tinh thần kính
tín Trung Hoa – tức sự thờ phụng tổ tiên và Trời – có thể khoác một cái vỏ
Ki Tô giáo mà không làm cho các chế độ đã thấm nhuần tâm hồn Trung
Hoa bị trốc rễ, không làm cho tinh thần họ mất sự quân bình; các tu sĩ
giòng thánh Dominique và giòng thánh Francois d’Assise trái lại, mạt sát
tất cả thần học và nghi lễ Trung Hoa là những phát minh của quỉ. Vua
Khang Hi sáng suốt, rất có thiện cảm với Ki Tô giáo, giao các hoàng tử cho
các tu sĩ giòng Tên dạy dỗ; có hồi ông còn muốn theo đạo Ki Tô nữa với
một số điều kiện nào đó. Khi Giáo hội xử vụ tranh biện đó, chuẩn y thái độ
cứng rắn của hai giòng Dominique và Francois d’Assise thì Khang Hi