LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 261

Phải nhận rằng hoàn cảnh đã tiếp tay họ. Hai thế hệ tu sĩ truyền giáo và
thương nhân từ phương Tây qua đã, có lẽ vô tình, gây các ổ truỵ lạc làm bại
hoại phong tục; bọn người da trắng ấy sống đầy đủ tiện nghi khiến cho
thanh niên Trung Hoa phải thèm; tuy là thiểu số, nhưng một thiểu số rất
hoạt động, họ phá hoại những tin tưởng làm cơ sở cho luân lí cổ Trung
Hoa; họ hô hào bỏ sự thờ phụng tổ tiên, và tuy họ giảng một đạo Ki Tô
nhân từ, nhưng nếu cần thì họ cũng dùng những đại bác lớn, bắn rất trúng
để tự bảo vệ và cho Trung Hoa thấy sức mạnh của họ. Ki Tô giáo thời
nguyên thuỷ bênh vực kẻ bị áp bức, bây giờ lại gieo mầm cách mạng trong
tâm hồn những người Trung Hoa cải giáo.

Một trong những người cải giáo ấy khai thác một điền sản nhỏ gần Quảng
Châu. Năm 1866, nông dân tầm thường ấy sanh Tôn Văn, một người con
trai sau làm thế giới điên đảo mà có lẽ vì mỉa mai, thế giới gọi là Tôn Dật
Tiên, nghĩa là ông Tiên yên vui

[10]

. Tôn cuồng tín đạo Ki Tô tới nỗi vẽ

bậy lên mặt các ông thần thờ trong một ngôi miếu của làng ông. Một người
anh đã lập nghiệp ở quần đảo Hạ Uy Di bảo ông qua Honolulu, cho ông
vào nội trú trong một trường của một cố đạo giáo phái Anh để được dạy dỗ
hoàn toàn theo Âu Tây. Trở về Trung Hoa, Tôn vô một trường y khoa của
người Anh và ông là người Trung Hoa đầu tiên tốt nghiệp ở đấy. Nền giáo
dục ấy diệt hết các tín ngưỡng ở ông, mà những sỉ nhục ông và các đồng
bào của ông phải chịu trong các sở quan thuế do người Âu kiểm soát, trong
các tô giới của người Âu càng làm cho ông phẫn uất, hướng về cách mạng.
Thấy Thanh đình tham nhũng, lạc hậu, khiến cho một nước mênh mông
phải thua Nhật Bản nhỏ xíu, rồi bị các cường quốc châu Âu chia cắt thành
những khu vực ảnh hưởng kinh tế của họ, ông lấy làm nhục nhã, tin rằng
muốn giải phóng Trung Hoa thì trước hết phải lật đổ nhà Thanh đã.

Những vận động đầu tiên của ông cho ta thấy ông vừa tự tin, có lí tưởng,
vừa ngây thơ. Ông thuê một chiếc tàu, bỏ tiền túi ra đi một ngàn sáu trăm
dặm Anh lên phương Bắc, tính yết kiến Lí Hồng Chương lúc đó làm phó
nhiếp chính dưới quyền Từ Hi thái hậu, trình với Lí kế hoạch của ông để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.