Cân nhắc riêng về các võ-công oanh liệt ghi trong sử xanh từ cổ lai, ta
thấy Lê Lợi đã là anh-hùng bực nhất của giang sơn.
Trưng Trắc đuổi giặc Hán, lập quốc xưng Vương. Cũng không phải
không đáng được muôn đời thờ phụng. Nhưng Trưng Trắc, tuy cũng nặng
lòng vì nước, còn mang tiếng vì thù chồng mà dấy quân, để dựng nền tự-chủ
có ba năm.
Triệu-Ẩu chống Ngô, lưu danh thiên cổ. Tiếc rằng khởi binh chưa đầy
nửa năm đã thất bại mà tự tử.
Ngô Quyền diệt Nam Hán, cởi mở ách đô-hộ, dựng nền tự-chủ. Anh-
hùng lắm thay ! Song Ngô Quyền là chủ tướng Ái-Châu, có quân sĩ quanh
mình, lại kích thích bởi lòng tàn-nhẫn của Kiều Công-Tiện mới dấy binh để
rửa hờn mà được nước.
Lý thường-Kiệt bình Chiêm phạt Tống, mở rộng thêm bờ cõi
, lại Trần
Quốc-Tuấn đại phá quân Nguyên, bảo tồn lãnh thổ. 2 vị đều là anh-hùng
quán thế. Nhưng đương thời quốc-gia tự-chủ, kỷ cương rõ rệt, quân-đội
đường hoàng, được sẵn sàng chiến đấu chống xâm lăng : nỗi khó khăn hẳn
nhẹ phần hơn Lê Lợi !
Còn Lê Lợi khởi nghĩa trong lúc non sông bị Minh chiếm. Khắp đó đây,
giặc xây thành đắp luỹ, tổ chức chính trị, dùng đủ phương-tiện kiềm hãm
sức quật cường của dân chúng. Ngoài ra, đưa danh lợi cám dỗ sĩ-phu, cám
dỗ không được bắt buộc cho bằng được, nếu không hãm hại. Mỗi cử chỉ trái
ý giặc, là mỗi mối nguy cơ đến tính mệnh. Dân trí lúc bấy giờ bị lung lạc
xiết bao ! Vậy mà Lê Lợi, tránh được mọi nỗi hiềm nguy, ngấm ngầm gây sự
nghiệp, khăng khăng lòng trừ địch cứu dân.
Từ sắt không có một thanh gây nên khí giới hàng kho, từ lính không
một tên, dựng nên quân đội hùng cường. Một lòng vì nghĩa cả, chiến đấu
trong 10 năm liên tiếp, thua không chán nản, được chẳng kiêu căng.
Đi từ lúc thế cô quân ít, đặt mai phục, dùng kỳ binh, tiêu hao lực địch,
đến lúc có binh hùng tướng mạnh, xuất trận như chẻ cây nứa, phá lũ giặc
như bẻ cành khô.