nước : một nước gọi là Chiêm-thành, một nước gọi là Hoá-anh, và một nước
nữa gọi là Nam-phan.
Sau khi Trà-Toàn bị bắt, em Trà-Toàn là Trà-Toại trốn vào núi, sai
người sang cầu cứu với nhà Minh. Nhà Minh sai sứ sang Đại-việt bảo phải
giả đất Chiêm-thành, nhưng Thánh-tông không chịu, và bắt Trà-Toại giam ở
Kinh-sư.
Nước Chiêm-thành đã phải cắt đất cho nhà Lý năm 1069 : Vua Chiêm-
thành là Chế-Củ thua trận, dâng Lý Thánh-tông ba châu Địa-lý, Ma-linh và
Bố-chính (thuộc địa-hạt Quảng-bình và Quảng-trị bây giờ) : năm 1103, vua
Chiêm-thành là Chế-ma-na do Lý Giác (làm phản ở Đại-việt) xui-giục đòi
lại 3 châu vừa nói, nhưng Lý thường-Kiệt sang năm 1104 lại thu hồi được
cho Đại-việt.
Năm 1306, vua Chiêm-thành là Chế-Mân dâng vua Trần Anh-tông
châu Ô và châu Ri, sau đổi tên là Thuận-châu và Hoá-châu, làm sính-lễ để
lấy Huyền-Trân công-chúa.
Rồi năm 1402, Chiêm-thành lại cắt đất cho nhà Hồ một lần nữa.
Nguyên Hồ Quý-Ly sai tướng Đỗ-Mân đem binh đánh Chiêm-thành. Vua
Chiêm-thành là Ba-Đích-Lai thua trận, chịu cắt đất Chiêm-đông (phủ
Thăng-bình, tỉnh Quảng-nam) và đất Cổ-luỹ (tỉnh Quảng-nghĩa). Hồ Quý-Ly
chia đất ấy ra làm 4 châu : châu Thăng, châu Hoá, châu Tự, châu Nghĩa.
Ngày nay Chiêm-thành lại chịu mất đất cho nhà Lê, như trên đã nói, chỉ
còn vẻn-vẹn một khoảng đất về phía Nam, lại bị chia xẻ làm 3 nước, có 3
vua.
Trước sức bành-trướng của dân Đại-việt, giống Chiêm-thành đã suy
nhược dần trong vòng 400 năm, để sau này, bị tiêu-diệt hoàn-toàn, dưới triều
Nguyễn (năm 1697).