CHƯƠNG IV : LÊ TRUNG HƯNG
BÀI 9 : NAM TRIỀU VÀ BẮC TRIỀU
Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm, những người đã giúp Lê trung hưng.
Nhà Lê tuy mất ngôi cho nhà Mạc, năm 1527 nhưng lòng người còn
tưởng nhớ đến công đức vua Thái-tổ và Thánh-tông, cho nên, năm năm sau,
lại trung hưng lên được.
Khi Mạc đăng-Dung giết Lê Cung-Hoàng tiếm ngôi, Nguyễn Kim là
quan Trấn-thủ Nghệ-an, không chịu hàng Mạc, trốn sang Ai-lao, ở xứ Sầm-
neua (thuộc Trấn-nam-phủ Thanh-hoá).
Nguyễn-Kim là con Nguyễn hoàng-Dụ tức An-Hoà-hầu, một công-
thần của nhà Lê. Về đời Lê tương-Dực, giặc giã nổi khắp nơi, Nguyễn
hoàng-Dụ từng cầm quân đánh giẹp, giữ Bồ-đề, bảo hộ lấy kinh-đô. Lúc
trong triều rối loạn, các quan hiềm khích lẫn nhau, ông bị bọn Trần Chân,
Trịnh Tuy đánh, phải chạy vào Thanh-hoá. Nguyễn hoàng-Dụ lại là cháu
Nguyễn văn-Lang cũng làm quan với nhà Lê. Thế nghĩa là Nguyễn Kim
thuộc dòng dõi đã từng đem công lực ra giúp Lê, nay thấy Lê sụp-đổ, không
nỡ ngồi yên.
Năm 1532, Nguyễn Kim tìm được con rốt vua Chiêu-tông là Duy-Ninh,
lập lên làm vua, tức Trang-tông và chiêu tập quân sĩ ở Sầm-châu, đợi ngày
đánh Mạc.
Nguyễn Kim nghe tin Trịnh-Kiểm ở làng Sóc-sơn, huyện Vĩnh-lộc,
phủ Quảng-hoá, tỉnh Thanh-hoá, là một tướng có tài, liền mời Trịnh Kiểm ra
giúp. Nguyễn Kim lại gả con gái là Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm.
Trịnh Kiểm nguyên là mã-phu cho một viên tướng của nhà Mạc. Không
phục Mạc, Trịnh Kiểm lấy ngựa của chủ chạy về sinh quán, rèn luyện binh
mã, đợi ngày gây nghĩa cả. Được Nguyễn Kim tin dùng, Trịnh Kiểm ra cùng
Nguyễn Kim hiệp lực phò Lê.