chùa ở huyện Phượng-nhãn, Văn-Khoái bắt được đem về Thăng-long, chém,
bêu đầu trong Thanh-hoá.
Con Mạc kính-Điển là Mạc kính-Chỉ ở Đông-triều được tin Mạc mậu-
Hợp bị bắt, bèn tự lập làm vua, chiêu mộ quân sĩ, con cháu họ Mạc, cả Mạc-
Toàn cũng về theo Kính-Chỉ. Thanh-thế Kính-Chỉ khá to, nhưng rồi chẳng
bao lâu cũng bị Trịnh Tùng đánh thua ở Cẩm-giàng, Thanh-lâm, và bị bắt.
Thắng Mạc rồi, Trịnh Tùng rước vua Lê giở ra Đông-đô.
Năm sau, tướng nhà Mạc là Mạc ngọc-Liễn lập con Mạc kính-Điển là
Mạc kính-Cung lên làm vua, chiếm giữ châu Yên-bắc ở đất Lạng-sơn. Trịnh
Tùng cho quân lên đánh, bọn này phải chạy sang Long-châu (Tàu). Ít lâu
Ngọc-Liễn chết có để thư lại dặn Kính-Cung rằng : « Nay họ Lê lại dấy lên
được, ấy là số trời đã định ; còn dân ta có tội gì mà ta nỡ để khổ sở mãi về
việc chiến tranh. Vậy ta nên đành phận lánh mình ở nước ngoài, chứ đừng
đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại dân nước mình ».
Mặc dầu lời nói rất nhân hậu của Ngọc-Liễn, dòng dõi họ Mạc còn
dằng dai, nhờ thế lực Tàu, mà chiếm đất Cao-bằng mãi đến năm 1657 mới
mất hẳn.
Kể từ Mạc đăng-Dung làm vua năm 1527 đến Mạc mậu-Hợp mất ngôi
năm 1592 (không kể thời gian đã mất ngôi vua, con cháu còn chiếm giữ
Cao-bằng với sự giúp đỡ của Tàu), nhà Mạc chỉ đứng được 65 năm.
BÀI 11 : HẬU-LÊ GIAO THIỆP VỚI NHÀ MINH
Khi Trịnh Tùng đã đánh tan quân Mạc, thu phục được thành Thăng-
long, rước vua Lê ra ở, người nhà Mạc sang kêu với vua nhà Minh rằng họ
Trịnh nổi lên cướp ngôi, chứ không phải con cháu nhà Lê.
Vua nhà Minh sai quan đến Nam-quan xét xem việc thực hư thế nào.
Vua Thế-tông (Duy Đàm) sai quan Hộ-bộ thượng-thư là Đỗ-Uông và quan
Đô-ngự-sử là Nguyễn văn-Giai lên Nam-quan tiếp quan Tàu. Sau lại sai 2
hoàng-thân Lê Cảnh, Lê Lựu cùng với quan Công-bộ tả-thị-lang là Phùng