nhưng dùng lâu thành quen, phổ thông khắp cả dân chúng, hầu như là «
danh từ lịch-sử » cả rồi. Vậy nay xin cứ mượn dùng cho dễ hiểu, như :
- Gouverneur général đáng phải dịch là tổng đốc mà xưa dịch là « toàn
quyền » ;
- Résident đáng phải dịch là trú sứ mà xưa dịch là « công sứ » ;
- Tòa thị chính xưa gọi là tòa đốc lý ;
- Tổng bí thư của viên tổng đốc Trung-Ấn xưa gọi là phó toàn quyền ;
- Trung-Ấn xưa dịch là Đông-dương ;
- …
Sở dĩ bộ sử này cứ chép những danh từ đã quen dùng ấy là chỉ cốt ghi
lấy dấu vết lịch sử, chứ không đi sang vấn đề tinh nghĩa tiếng Việt.
16) Trong hồi Pháp thuộc, có nhiều tên người, tên đất ngoại quốc nhất
là chữ Pháp, nhiều sử quốc văn trước giờ vẫn thường để nguyên. Nay xét
như vậy chẳng những tỏ ra không Việt hóa được các tiếng ngoại lai, mà còn
làm trở lực cho những ai không đọc được vần tiếng ngoại quốc nữa. Vậy
nay, khi gặp những nhân danh địa danh ngoại quốc, xin cứ phiên âm ra
tiếng Việt, nhưng không quên chua cả nguyên danh ở bên cho tiện kê cứu.
17) Bộ sử này chép từ thời kỳ tiền sử đến ngày tôn hoàng Bảo-đại
thoái vị (25-8-1945). Sở dĩ đặt giới hạn ở đây là có ý nêu rõ cái mốc : con
đường lịch-sử Việt-nam đến đó sẽ rẽ sang một khúc ngoặt khác.
18) Bộ sử này xin chia các thời kỳ lịch-sử Việt-nam thế này :
a) Tung hệ : Căn cứ vào quá trình tiến hóa của xã-hội Việt-nam, tức là
một « đường dọc » (tung hệ) kể từ khi dân tộc Việt-nam dùng đồ đá đến khi
dùng đồ sắt, từ kinh-tế ngư liệp, kinh-tế súc mục qua kinh-kế nông nghiệp
đến kinh-tế tư-bản, từ chế-độ tù trưởng qua chế-độ quân chủ đến hình thành
chế-độ dân chủ.
b) Hoành hệ : Căn cứ vào các sự cố trong xã-hội và các vai làm việc
lãnh-đạo, nêu lên những biến chuyển đã xảy trên đường lịch-sử, rồi đánh