LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 17

14) Bộ sử này, ở những phần trước hồi Pháp thuộc đều chép theo ngày

tháng ta, nhưng chua thêm Công nguyên, tức là kỷ nguyên Thiên chúa, cho
tiện so sánh. Đó vì một là muốn chứng tỏ rằng những sử sự đã chép đều
phù hợp với các sử biên niên của ta xưa như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử
ký toàn thư
Khâm định Việt sử thông giám cương mục… ; hai là
muốn giữ cái dân tộc tính, có nhiều ngày lịch sử đã được biểu hiện ở tục
ngữ ca dao như :

« Hăm mốt Lê Lai hăm hai Lê Lợi »

13

và : « Nào ai buôn đâu bán đâu ?

« Mồng mười tháng tám, trọi

14

trâu thì về ».

15

Đến hồi Pháp thuộc, có nhiều sử sự liên quan mật thiết với Pháp là

một nước đã chính thức dùng Công nguyên trong sử sách và công văn. Vì
vậy, trong hồi ấy xin dùng ngày tháng dương lịch cho tiện đối chiếu với sự
ghi chép trong giấy tờ, sách, báo ở đương thời và nhân đó, chứng tỏ rằng
tính chất xã hội Việt-nam bắt đầu biến đổi từ đấy.

Còn khi chép giờ lịch-sử, vì muốn ghi lấy màu sắc thời đại, thì :

Thời xưa, dùng giờ can chi, nhưng không quên chua là giờ nào ngày

này cho dễ nhận biết, như chép về giờ sinh của Lê Lợi :

Lê Lợi sinh giờ tí (khoảng 23-1 giờ) ngày mồng 6 tháng tám, năm ất

sửu (1385).

Hồi Nhật chiếm đóng thì chép theo giờ đương thời mà người ta gọi là

« giờ Đờ-cu »

16

. Giờ ấy chậm kém giờ Nhật một giờ, nhanh hơn giờ Việt-

nam một giờ. Như chép về việc Nhật đảo chính Pháp :

Hồi 8 giờ tối mồng 9 tháng ba 1945, súng Nhật bắt đầu nổ…

Đến khi Việt-nam độc-lập thì dùng giờ Việt-nam để tỏ giờ lịch-sử đã

điểm, cùng tai mắt quốc dân cùng đổi mới.

15) Hồi Pháp thuộc, có nhiều danh từ chính trị, hành chính hoặc tư

pháp, ban đầu do chưa tìm được tiếng thỏa đáng mà tạm bợ dịch liều,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.