9) Đối với các vua chúa xưa, khi chưa lên ngôi hoặc chưa xưng
vương, xưng đế, xin cứ chép thẳng tên. Khi đang trị vì mà chưa chết, đáng
lẽ thì lấy niên hiệu làm tiếng tôn xưng, nhưng ngặt vì có nhiều vua như
mấy vua nhà Lý (1010-1225) thường đặt rất nhiều niên hiệu, nên không
tiện đối với một vua mà lúc gọi là vua Thiên-thành, lúc gọi là vua Thông-
thụy, lúc lại gọi là vua Kiền-phù-hữu-đạo
v.v…
Vậy nay xin theo cái lệ chung là hễ ai đã làm vua thì cứ gọi theo miếu
hiệu, như Lý Nhân-tông, Lê Thái-tổ, v.v… Còn ai không có miếu hiệu thì
gọi theo niên hiệu hoặc tên thật. Đến như hai chữ « đại hành »
hoặc « đại
hạnh »
là tiếng ở đời quân chủ xưa dùng để gọi chung bất cứ một vị
hoàng đế nào khi mới mất mà chưa kịp đặt tên thụy hay miếu hiệu. Vậy nay
đối với Lê Hoàn, xin chép thẳng tên, vì vua này chưa có miếu hiệu mà niên
hiệu thì có những ba.
Ngoài ra, khi chép về sáng kiến của một cá nhân hay oai hùng của một
thủ đoạn thì có thể dùng cái tên gọi rất phổ thông khiến cho mọi người dễ
biết, như nói việc làm giấy bạc của Hồ Quý-Ly, trận Đống-đa đại thắng của
Quang-Trung… Đó là lệ ngoại.
10) Theo chế độ phong kiến xưa, cái chết của mọi người trong xã-hội
cũng có giai cấp, chẳng hạn : vua chúa chết thì chép là « băng »
崩 hay «
thăng hà »
升遐 hay « thượng thiên » 上天 tức là « chầu trời », thứ dân thì
chép là « tử »
死, tức là chết.
Nay bất cứ đối với ai, cũng đều chép là « chết », hoặc « mất », hoặc «
qua đời », chỉ trừ những trường hợp đặc biệt này :
a) dịch theo nguyên văn một bài bia hoặc một bài văn lịch-sử.
b) thuật theo giọng nói của một người đương thời.
11) Về tên gọi các triều đại, các sử chữ Hán xưa, khi nào gọi là Tiền,
Hậu để cho phân biệt, thì căn cứ vào sự liên quan của dòng họ, như gọi Lý
Bôn (hoặc Bí, hoặc Phần) là Tiền Lý (544-548), Phật-Tử là Hậu Lý (571-
602), hai vua Hưng-khánh và Trùng-quang là Hậu Trần (1407-1413), từ Lê