LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 14

nhậm » đọc « nhiệm », « hồng » đọc « hường », « chủng » đọc « chưởng »,
« thật » đọc « thực » hoặc « thiệt » v.v… Nay cần tìm sự thực và phải chính
danh, nên đối với tên người, tên đất, xin cứ phát âm cho thật đúng, chứ
không theo lối xưa tị húy tức là trại tên. Ví dụ :

- Lý Nhân-Tông, chứ không Lý Nhân-Tôn ;
- Ngô Thì Nhậm, chứ không Ngô Thời Nhiệm

Dẫu vậy, lệ này chỉ áp dụng vào những tiếng tên riêng cho chính cái

danh, đúng cái thực thôi. Còn các tiếng tên chung vì lâu ngày đã thông
dụng rồi, có thể cho liệt vào lệ ngoại. Vả, đó lại thuộc công việc của nhà
ngữ học, không phải lĩnh vực của nhà viết sử.

7) Các sử sách khắc in dưới triều Cựu Nguyễn, có nhiều chữ nho vì tị

húy mà phải tỉnh hoạch, tức là bớt nét, như « chiêu »

, bớt bỏ « nhật bên

» mà khắc là « triệu »

, « nhậm » , bớt bỏ « nhân đứng bên » mà khắc

là « nhâm »

, « thì » , bớt bỏ « nhật treo bên » mà khắc là « tự » … ;

có khi lại đổi hẳn cả chữ, như « Hằng »

, đổi là « thường »

6

Nay theo chung cái lệ trên, xin cứ chép cho đúng tên đúng chữ. Ví dụ :

- Lê Chiêu-thống, chứ không Lê Triệu-thống,
- Nhậm Diên, chứ không Nhâm Diên,
- Thì Nhậm, chứ không Tự Nhâm,
- Lý Hằng, chứ không Lý Thường,
- …

Ngoài ra, hễ thấy tên một nhân vật lịch sử nào đích danh là có chữ

đệm mà sử cũ vì kiêng húy, đã tự tiện bỏ đi, thì nay xin cứ theo đúng sự
thực mà trả lại chữ đệm cho tên người ấy, như : Ngô Sĩ, cứ chép là Ngô Thì
, v.v…

8) Trong sử sách chữ Pháp có nhiều tên người, tên đất Việt-nam, hoặc

không đánh dấu hay viết trật chữ quốc ngữ, hoặc nhớ sai mà chép lầm, như
Chí-hòa chép là Kỳ-hòa

7

… Nay xin cố gắng kê cứu, càng sửa được đúng

chừng nào càng hay chừng ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.