LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 13

đính chính, chẳng hạn như « Lưu Nhân-Chú » là một nhân-vật có công lớn
trong cuộc kháng Minh, chỉ vì chữ « Chú » có âm nữa là « Thụ », nên sách
báo quốc văn hoặc gọi là « Chú » hoặc chép là « Thụ ». Nay căn cứ vào âm
chua ở Việt-sử thật lục trong bộ Toàn thư (quyển 10, tờ 30b), là sử làm ở
đời Lê, chắc đã biết rõ được tên viên danh tướng ấy hơn ai hết, mà chép là
Nhân Chú.

« Tốt-động », tục gọi làng Dét, thuộc tổng Mỹ-lương, huyện Chương-

mỹ, tỉnh Hà-đông ngày nay, là một trận địa mà giặc Minh đã từng bỏ xác
đầy đồng, chỉ vì tự dạng hơi giống chữ « Tụy »

, nên có nhiều sách báo

quốc văn thường chép là « Tụy động ». Nay xin căn cứ vào mặt chữ (sơn
trên, tốt dưới

) và tên gọi đương thông dụng ở dân sở tại mà chép là «

Tốt-động ».

Tựu trung còn có những trường hợp khó xử là tên một người bằng chữ

nho mà có đến mấy âm khác nhau như tên vua Tiền Lý Nam đế (544-548),
Hán văn viết « hủy trên, bối dưới »

, mà một chữ ấy có đến sáu âm :

a) âm (sáng sủa),
b) âm phần (lớn lao),
c) âm bôn (hùng dũng),
d) âm phẫn (tức giận),
đ) âm phấn (chiến bại, đổ bể),
e) âm Phì (tên riêng một họ).

Nay vì không biết rõ tên vua Tiền Lý đương thời gọi là gì, xin loại bỏ

những âm có nghĩa không đẹp ra, rồi căn cứ vào âm đã chua ở một vài bản
sử chữ Hán mà phiên là « Bôn », nhưng lại chua thêm ở bên rằng « hoặc
Phần, hoặc Bí » cho được thận trọng.

Theo chung nguyên tắc ấy, đối với các nhân danh địa danh khác cũng

vậy.

6) Ngày trước vì kiêng tên húy các vua chúa các triều đại, nhất là tên

trong hoàng gia đương triều mà xưa gọi là « quốc húy », có nhiều chữ buộc
phải đọc trại ra âm khác, như « tông » đọc « tôn », « thì » đọc « thời », «

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.