LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 11

PHÀM LỆ

1) Tài liệu dùng tham khảo để viết được tập nào sẽ liệt kê ở cuối tập

ấy. Ngoài sử, sách, báo, chí, phàm các tài liệu như tranh ảnh, chữ cổ, bia cổ,
tiền cổ, v.v… xuất xứ từ đâu cũng đều nói rõ.

Đối với tên các sử sách dùng làm tài liệu, thường chỉ gọi tắt sơ qua,

như Đại Việt sử ký toàn thư thì viết là Toàn thư, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục
thì viết là Cương mục, Ngự chế Việt sử tổng
vịnh
thì viết là Vịnh sử… Có khi lại tùy chỗ quan trọng mà viết đủ cả từng
chữ tên nguyên thư, chứ không làm như nhiều tác giả khác thường viết tắt
như phù hiệu công thức. Đó có ý cốt giúp độc giả xem đâu rõ đấy, không
cần mỗi mỗi lại phải nhớ lại hoặc phải xem lại hàng mớ tên sách đã nêu ở «
bảng viết tắt ». Ta nên nhớ rằng bộ sử không phải là một sách toán học
hoặc hóa học.

2) Sử liệu của ta xưa, ngoài một số ít được in mộc bản, phần nhiều tản

mác ở trong các sách chép tay, nên không khỏi có sự xê xích ít nhiều. Khi
dùng một sử liệu nào, tác giả thường phải thận trọng : đối chiếu nhiều bản
để so sánh kê cứu. Ví dụ, một bài « Bình Ngô đại cáo » của Nguyễn-Trãi
(1380-1442) có in và chép ở nhiều sách như : Việt sử thật lục, Hoàng Việt
văn tuyển, Khâm định Việt sử thông giám cương mục
(bản chép ở sử
Cương mục này lược nhiều), Ức trai di tập, Đại Việt thông sử (bộ này ở
trường Đông phương Bác cổ có đến ba bản viết tay) và Việt nam sử lược,
v.v… Sở dĩ phải làm như vậy, là tỏ ra rằng, khi giới thiệu một áng văn lịch-
sử như bài « Bình Ngô đại cáo » kia, tác giả không giám khinh suất.

3) Nhiều sử sách ta xưa tuy cùng một pho mà có mang tên khác nhau.

Đan cử như bộ sử Toàn thư, in mộc bản, sách trường Bác cổ, số A3 này :

- Từ quyển 1 đến quyển 7, giòng đầu đề là « Đại Việt sử ký bản kỷ

toàn thư », giòng chữ nhỏ ở mép tờ đề là « Đại Việt sử ký toàn thư » ;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.