LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 195

[←124]

Có người nêu giả thiết về Lạc-long rằng : « Trong những cuộc vượt biển hàng năm của

nhóm người Việt tộc ấy, họ thường tự sánh họ với một giống chim hậu điểu mà hàng

năm, đến mùa lạnh, tức mùa gió bấc, họ thường thấy cùng dời miền bờ biển Giang-nam

mà bay về miền Nam đồng thời với cuộc xuất dương của họ, rồi đến mùa nóng, là mùa

gió nồm, các chim ấy cũng trở lại miền Giang-nam đồng thời với cuộc trở về của họ.

Vì thế mà dần dần trong tâm lý họ phát sinh ra quan niệm tô-tem, khiến họ nhận giống

chim lạc ấy (giống chim lạc là một giống chim hậu điểu về loài ngỗng trời) là vật tổ,

rồi cái tên vật tổ trở thành tên của thị tộc, cho nên người ta gọi nhóm Việt tộc ấy là Lạc-

Việt… » (Đào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, tr.46)

Lại có người viết : « Người Việt xưa ở miền hạ lưu sông Dương-tử và đã từng là một

nước chư hầu mạnh ở đời Xuân-thu. Sau khi bị nước Sở đánh đuổi, nước Việt tan rã,

giống Bách Việt chạy tứ tán, thì một bộ lạc kia noi theo chim Lạc mùa thu trốn lạnh,

mà hướng về phương nam. Thế nên họ thờ chim ấy làm vật tô-tem và tự xưng mình là

Lạc Việt hoặc là dòng Hồng Lạc… » (Hồ Hữu-Tường, Lịch-sử văn chương Việt-nam,

tập I, tr.12). Không kể giá-trị của giả-thiết trên đây thế nào, song chỉ biết rằng cả hai

đều cắt nghĩa « lạc » là « chim lạc » thì thật lầm lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.