I. ĐỊA-LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI VIỆT-
NAM THẾ NÀO ?
Ở vào Đông-nam Á, Việt-nam là một bán đảo giữa biển Đông
và
vịnh Tiêm-la.
Bắc-bộ thì xòe ra như hình rải quạt ; Trung-bộ thì eo hẹp lại mà chạy
dài : một bên là biển, một bên là dãy Trường-sơn
; Nam-bộ thì lại phình
rộng. Cho nên người ta ví hình thế ấy như « chữ S », hoặc « vòi voi », hoặc
« một đòn gánh hai thúng thóc ».
Diện-tích toàn quốc được độ 327.500 cây số vuông
. Từ cửa Nam-
quan đến mỏm Cà-mâu dài 1.650 cây số.
Thế đất : Miền cao thì trùng trập những núi non choán đến già bốn
phần năm đất
. Miền thấp thì một dải bình-nguyên viền bằng bờ biển, lồi
ra lõm vào, dài hàng hơn 2.000 cây số.
Núi non ở Việt-nam thuộc về sơn hệ Quảng-tây và Vân-nam. Ở miền
bắc, những dãy núi từ tây bắc sang đông nam, hoặc từ đông bắc sang tây
nam, chẳng những bàn-cứ ở Bắc-Việt, mà lại ăn cả sang Thượng Lào nữa.
Giữa mấy dải núi ấy, có những thung lũng cấu thành cao-nguyên và bình-
nguyên. Chảy theo những thung lũng đó, có sông Hồng-hà
và sông Cửu-
long
phát nguyên từ Tây-tạng
. Ở miền tây-bắc, có những ngọn núi cao
hàng hơn hai, ba nghìn công xích
. Càng về miền đông, thì cao-độ càng
dần dần giảm bớt.
Dãy Trường-sơn chạy từ Thượng-Lào xuống Trung-Việt, tức chạy dọc
từ bắc xuống nam, phân chia địa giới Lào và Việt, có ngọn cao đến hơn
2.000 công xích. Dải núi này đến Trung-bộ thì chia đôi : mạch đông chạy ra
biển, nổi lên những ngọn bích lập ; mạch tây thì thoai thoải xuống, kéo đến
lưu vực sông Cửu-long.