Trung-bộ, trừ vũng Cam-ranh có thể làm quân cảng, còn phần nhiều cũng
như vịnh Xiêm đều rất nguy hiểm vì có gió dữ.
Việt-nam ở vào nhiệt đới bắc bán cầu, vì ảnh hưởng gió mùa, nên khí
hậu nóng và ẩm thấp.
Nam-bộ ở gần xích-đạo hơn : trong một năm, thường nóng nhiều và
thời tiết ít thay đổi. Ở Sài-gòn, ôn độ trung bình là 27°6 ; khoảng tháng
chạp dương lịch là tháng lạnh hơn hết, thường thường là 25 độ ; đến tháng
tư dương lịch, là tháng nóng hơn hết, ôn độ lên đến 30°.
Dần dần càng ra bắc, càng xa xích-đạo, thì khí hậu càng đổi khác : ở
Thuận-hóa, khoảng tháng hai dương lịch, ôn độ xuống gần 20° ; tháng sáu,
lên tới hơn 30°. Ở Hà-nội, ôn độ trung bình là 23°9 ; nhưng đến tháng hai
dương lịch, lạnh tới 16°, tháng bảy nóng tới 30°.
Như vậy, toàn quốc tỏ ra không phân biệt rõ rệt xuân, hạ, thu, đông.
Cho nên tiếng rằng gọi có bốn mùa, mà kỳ thực chỉ có hai mùa là mùa
mưa và mùa khô.
Đó là vì ảnh hưởng của gió mùa, mà Việt-nam là một xứ ở trong « khu
gió mùa », tức là khu từ Ấn-độ đến Nhật-bản, khí hậu do hai yếu tố ở đất và
ở biển tiếp xúc nhau mà gây thành.
Khoảng tháng mười đến tháng ba dương lịch, là mùa gió mùa thổi từ
đông-bắc sang tây-nam
. Bấy giờ khí áp ở miền bắc đất liền châu Á mạnh
hơn khí áp ở Ấn-độ dương, nên gió lạnh và khô ở trong lục địa thổi ra
ngoài biển.
Trong vụ « gió mùa đông » hoặc « gió bấc » này, ở vùng trung châu
Bắc-bộ chính là lúc rét lắm (khoảng tháng một, tháng chạp dương lịch), tiết
trời khô, hanh và ít mưa.
Khoảng tháng tư đến tháng chín dương lịch là mùa gió mùa thổi từ
đông-nam sang tây-bắc
. Bấy giờ khí áp ở biển mạnh hơn ở lục địa, nên
gió ẩm thổi từ ngoài biển vào trong đất liền, rồi kết thành mưa vì bị các