LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 24

ngọn núi cao

30

ngăn cản. Bởi thế, dưới ảnh hưởng của « gió mùa hè » hoặc

« gió nồm » này, ở Bắc-bộ và duyên hải Trung-bộ hay mưa rào, mưa lũ.

Những khi thay đổi gió mùa, thường hay có bão to hoặc bão rớt. Ở

Bắc, từ khoảng tháng sáu đến tháng chín dương lịch ; ở miền duyên hải
Trung-bộ, từ tháng chín đến tháng một dương lịch : chính là những mùa
hay có nạn bão phá hủy nhà cửa, tàn hại mùa màng và đánh chìm thuyền
mành… Còn ở Nam-bộ thì ít bão.

Câu thơ chữ Hán rằng : « Tứ thời giai hữu hạ »

31

, có thể chỉ chung

tiết hậu trong toàn cõi Việt-nam ; mà câu « Nhất vũ tiện thành đông »

32

lẽ chỉ nên riêng chỉ Trung, Bắc-bộ.

*

Trên đây đã xét qua phương-diện địa-lý, ta thấy rằng Việt-nam ở vào

xứ nóng, nhiều lam chướng, thủy thổ không được lành mấy. Miền rừng núi
thường có bệnh sốt rét rừng, miền đồng trũng và những cùng nhiều đầm,
ao, bãi lầy thường có chứng sốt rét ngã nước. Tựu trung chỉ có dải bờ biển
và các ngọn núi cao thì khí hậu tốt hơn cả.

Trước những tương quan về điều kiện địa-lý như thế, người Việt đã

chịu ảnh hưởng rất sâu xa, cả thể chất lẫn tinh thần.

Việt-nam là giống người sọ tròn, mà đầu đàn bà thường bé kém đầu

đàn ông. Theo các nhà nhân loại học đã trắc nghiệm, thì não bộ người Việt-
nam (kể hạng thành nhân) nặng nhất là 1.600

g

, nhẹ nhất là 1.250

g

, đổ đồng

trung bình là 1.409

g

3.

Tầm người thấp bé : trung bình đàn ông vào 1

th

595, đàn bà khoảng

1

th

53.

Xét đại thể, ta nhận thấy : người Việt-nam chân tay nhỏ mà ngắn, mặt

xương xương mà hơi dẹt, hai gò má hơi cao, mắt đen mà hơi xếch, mũi hơi
tẹt, môi hơi dày, tóc đen, dài mà mượt, râu cứng mà thưa thưa, nước da hơi
ngăm ngăm hoặc hơi ngà ngà, vì thuộc giống da vàng ở Đông-nam Á. Dáng
đi : phụ nữ thì mềm mại yêu kiều, đàn ông thì nhẹ nhàng chắc chắn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.