Ở phía tây Trường-sơn, bát ngát một dải bình nguyên, có sông Cửu-
long chạy từ bắc xuống nam, cấu thành miền trung châu mầu mỡ. Miền
trung-châu ở triền sông Cửu-long này cũng như trung-châu ở Bắc-bộ, rất
thấp, nên đến mùa nước to, thường xảy ra ngập lụt. Ở Nam-bộ, những vùng
trũng thấp như Đồng-tháp-mười và Cà-mâu, quanh năm thường đọng nước.
Những sông nước ở Việt-nam có thể chia làm hai hệ chính : Ở Bắc có
sông Hồng-hà và sông Thái-bình ; ở Nam, có sông Cửu-long và sông
Đồng-nai. Giữa những hệ-sông ấy, còn có nhiều sông chảy từ Trường-sơn
ra biển Đông.
Hằng năm, những tháng cuối năm và đầu năm, ít mưa, nước sông rút
thấp ; nhưng đến mùa mưa, nhất là từ khoảng tháng sáu, tháng bảy dương
lịch, nước sông lên to, hay sinh ngập lụt. Vả lại, hầu hết các sông đều chảy
qua miền rừng núi, lòng sông thường có thác, có ghềnh, và nước sông
thường cuốn theo cát sỏi, phù sa, dần dần bồi lấp cửa sông, nên nạn lụt vẫn
là mối lo lớn cho dân chúng. Vì thế, từ đời Lý Nhân-tông (1072-1127), hồi
tháng hai, năm mậu-tí (1108), đã phải đắp đê Cơ-sá
để giữ nước sông
khỏi tràn vào kinh-đô Thăng-long, và đời Trần Thái-tông (1225-1258), hồi
tháng ba, năm mậu-thân (1244), lại phải đắp đê « Quai vạc » (Đỉnh nhĩ đê)
từ đầu nguồn đến bờ biển.
Nằm bên biển Đông có những hải-phận hoặc sâu tới 5.000 (như ở phía
đông-bắc), hoặc hơn 1.000 (như dải duyên hải Trung-bộ) hoặc 3.000 công-
xích (như dải giữa mũi Ba-đa-răng (Padaran) và mũi Va-ren-la (Varella),
khắp miền duyên hải Việt-nam gồ ghề, lắm đá, đều có chỗ chân chìa ra biển
sâu ngót 50 công-xích.
Ở trung-châu, các duyên hải đều thấp và phẳng ; hoặc có những bãi
phù-sa do nhiều sông bồi nên, hoặc có những cồn cát cao đến vài công-
xích.
Trong phía bắc vịnh Bắc-bộ, bờ biển được nhiều hòn đảo ngoài khơi
che chắn, dùng làm hải-cảng rất tốt và sự hàng-hành cũng rất tiện lợi. Ở