Về tiếng nói, trước đây, nhiều nhà ngữ-học Âu-tây vẫn cho rằng tiếng
Việt là tiếng đơn âm, nhưng hiện nay người ta đang xét lại xem có phải
đúng thế hay là một thứ tiếng phức âm, vì ngoài nhiều tiếng đơn âm, Việt
ngữ còn có những tiếng kép hai, kép ba, kép bốn như nồng-nỗng, hớ-hênh,
sạch-sành-sanh, lòng-thà-lòng-thòng, cầu-bơ-cầu-bất, lủng-cà-lủng-
củng…
Có điều ai ai cũng phải thừa nhận là : suốt từ Bắc vào Nam, tiếng nói
đều thống nhất, mặc dầu giọng nói có tùy từng địa phương mà nặng, nhẹ,
thanh, trọc hơi khác.
Về phần tinh thần của người Việt-nam, nhiều sử gia đã chép :
« …Nói năng biết điều, ít tình dục, thấy người phương xa phiêu lưu
đến nước mình thì thường săn sóc thăm hỏi. Người vùng Giao
Ái
thì lỗi
lạc, ngang tàng, có mưu trí ; người miền Hoan
Diễn
thì thuần phác, tuấn
tú, ham học… thích tắm sông, quen thạo đò-giang, giỏi bơi lội… » (Lê Tắc,
An-nam chí lược, quyển 1, tờ 11a).
« Tính người nhanh nhẹn, táo bạo, cho giàu là hùng, bắt kẻ nghèo yếu
lệ thuộc phục dịch… » (Cao Hùng-Trưng, An-nam chí nguyên
, quyển 1,
tr.4).
« …Người Việt-nam đại khái thông minh… Sức ký ức thì phát đạt
lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý.
Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là
thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não
tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt-
nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc
khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi
chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục… Thường
thì… chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa… »
(Đào-duy-Anh, Việt-nam văn hóa sử cương, trang 16).
« Đàn bà Việt-nam hay làm lụng và đảm đang, khéo chân, khéo tay,
làm được đủ mọi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều