1) Có óc sáng chế
Tôi không đồng ý với một số nhà văn ta nay thường dựa theo những
tài liệu của nhiều nhà khảo cứu Âu-tây mà cho rằng người Việt-Nam « não
sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước… thì nhiều ». Vậy không biết, người ta
sẽ nói thế nào, khi thấy những sự thực trình bày dưới đây ?
a) Đời Lý (1010-1225) đã có binh pháp để cho nhà Tống phỏng
theo
Thái Diên-Khánh đời Tống làm tri châu ở Hoạt-châu, có học được
phép hành quân của đời Lý ta, bèn dâng thư lên Tống Thần-tông (1068-
1085) xin phỏng theo binh chế đó. Tống Thần-tông lấy làm phải lắm. Binh
phép ấy đại khái thế này : chia bộ đội làm chính binh, (quân chính quy), tay
cung tên và đoàn người ngựa, do chín phủ tướng thống suất, cộng một trăm
đội. Đội lại chia làm bốn bộ Tả, Hữu, Tiền, Hậu, có quân trú chiến (quân
chiến đấu trong khi đóng giữ) và quân thác chiến (quân chiến đấu trong
khi tấn công). Mỗi tướng đều giống nhau về bộ kỵ và khí giới. Còn phiên
binh thì đặt làm đội riêng đề phòng có sự bất trắc. Hạng già yếu thì để giữ
thành, đều có sự cai quản và chỉ huy cả. (Theo Vân Đài loại ngữ của Lê-
Quý-Đôn quyển 4, tờ 42a và có so sánh với Đại Việt sử ước của Hoàng
Đạo-Thành, quyển thượng, tờ 29b).
b) Đời Hồ (1400-1407) đã biết chế súng thần cơ rồi sau người
Minh lượm dùng
Theo Minh sử, phần Binh chí mà Lê Quí-Đôn đã dẫn trong Vân đài
loại ngữ, quyển 4, tờ 40 a-b (loại Điển vựng), thì ở Trung-quốc, đến đầu
đời Nguyên (khoảng cuối thế kỷ mười ba) tuy đã được kiểu súng của Tây-
vực, đem đánh thành Thái-châu nước Kim, nhưng phép làm súng ấy không
truyền lại, mà sau cũng ít dùng
. Mãi đến đời Minh Thành-tổ (1403-1424),
sang xâm lấn nhà Hồ (1400-1407) bên ta, được phép làm súng « thần cơ
sang », mới đặt riêng trại Thần cơ để chế theo kiểu súng ấy
. Rồi, tác giả