Lê Quí-Đôn lại xét thấy sách Cô thụ biều đàm có chép rằng : « Lê Trừng
là con Quí Ly, được nhà Minh dùng làm Hộ bộ thượng thư, giỏi làm súng,
giúp triều đình (nhà Minh) chế súng thần sang. Nay hễ tế binh khí, thì tế
luôn cả Trừng nữa. » (Vân đài loại ngữ, quyển 4, tờ 40b).
Thế là Hồ Nguyên-Trừng, người cuối thế kỷ mười bốn sang đầu thế kỷ
mười lăm, đã có tài phát minh, sáng chế ra súng « thần cơ » và được người
Minh tế lễ để kỷ niệm, coi như thủy tổ nghề chế súng.
c) Từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, người Việt đã trội ngón
du kích
Trước đây, người ta thấy Ái-nhĩ-lan du kích để chống Anh, Trung-hoa
du kích để kháng Nhật, Nga du kích để trừ Đức, Nam-dương du kích để
đánh Hà-lan, thì vội tưởng chiến thuật du kích ấy là món mới lạ của mấy
dân trên đây, nào có biết chính người Việt đã có sáng kiến làm việc đó từ
bao giờ rồi. Sử xưa đã chứng thực điều ấy.
Năm đinh-hợi (214 tr. C.n.), nhà Tần hám đất Việt có nhiều châu ngọc,
bèn cướp chiếm, đặt làm quận huyện. « Người Việt đều vào trong rừng
rậm, chẳng ai chịu vì Tần
cả. Họ ngầm đặt người tuấn kiệt làm tướng,
đêm đổ ra đánh quân Tần : giết được hiệu úy Đồ Thư, tướng Tần ». (Đại
Việt sử ký tiền biên quyển 1, tờ 14 a).
« Năm đinh-mão (457)… Triệu Quang-Phục
và Trần Bá-Tiên
cầm
cự nhau, chưa phân thua, được. Quân của Tiên đông và mạnh hơn nhiều,
Quang-Phục liệu không chống nổi, bèn lui giữ Dạ-trạch
…Dạ-trạch là
một cái trằm, chu vi không biết bao dặm, cây cỏ um tùm, trong trằm có bãi
đất có thể ở được. Bốn bề bãi ấy đều bùn lầy lội. Người bản thổ thông
thuộc đường lối, thường đi lại bằng thuyền độc mộc. Quang-Phục đem hơn
vạn người vào đóng trong trằm : ngày thì dập tắt khói lửa
; đêm thì kéo
quân ra đánh úp trại quân Lương, giết và bắt được địch rất nhiều. Những
lương thực đã lấy được ấy đều trữ lại, tính chước cầm cự lâu dài. Bá-Tiên