« Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi. »
(Ca-dao. Thể lục bát)
« Nghe trước có đấng vương Thang, Võ :
Công nghiệp nhiều, tuổi thọ thêm cao.
Mà nay áo vải, cờ đào,
Giúp dân, dựng nước biết bao công trình… »
Ngọc-Hân công-chúa
(Lục bát gián thất, hoặc song thất)
b) Việt hóa được những tiếng ngoại lai
Người Việt-nam vì có tinh thần độc lập, nên bất cứ một thứ tiếng
ngoại lai nào, hễ đã « nhập cảng » đến đây, chẳng chóng thì chầy, thế nào
cũng bị Việt hóa. Người Nhật có những danh từ mới như tích cực, tiêu
cực, chi phối, trọng tài…, liền được Việt-nam lượm dùng mà không đọc
theo âm « kha na ». Người Trung-hoa có những tiếng trừu-tượng như đạo
đức, nhân nghĩa, trung tín, liêm sỉ…, cũng được Việt-nam thâu thái mà
không đọc theo âm quan-hoại hay quảng-đông. Nghĩa là người Việt-nam
khéo Việt hóa bằng cách đọc theo âm Việt-nam để làm giàu cho tiếng Việt.
Đến ngay bây giờ, người ta cũng Việt hóa được tiếng Pháp một cách
dễ dàng : chứng cớ là những tiếng như alluminium hóa ra nhôm, bière hóa
ra bia, commissaire de police hóa ra cẩm hay cò, poste de police hóa ra
bóp, poste militaire hóa ra bốt…
Tinh thần độc lập ấy càng được chứng tỏ một cách xác thực bằng
những cuộc Bắc cự, Nam tiến rất vẻ vang, rất oanh liệt của toàn dân Việt-
nam.
Nên nhớ rằng, mấy nghìn năm nay, một dân tộc chỉ độ 15 triệu người
, phải chống chọi với thiên nhiên khắt khe, phải đối phó với các cường lân
ghê gớm, thì tất phải có những khả năng và những tiềm lực thế nào mới có
thể cùng các đồng bào thiểu số, là Thổ, Mán, Mường, Nùng, Chàm, Thái…,