LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 31

theo dõi mà đánh, nhưng rút cục vẫn không thắng được… » (Cương mục,
quyển 4, tờ 6 a-b).

Xem mấy sử sự trên đây, có thể nói rằng người Việt-nam là thủy tổ

môn đánh du-kích.

d) Từ năm 1237, ta đã có sáng kiến lăn tay vào chúc thư, văn khế

Ngoài những sáng kiến về binh pháp, võ khí và quân sự như trên đã

nói, Việt-nam từ đời Trần (1225-1399), về phương diện chính trị, nhất là về
công việc hành chính, đã có nhiều sáng kiến đáng nêu. Sử chép : « Tháng
giêng, năm đinh-dậu (1237), đặt ra thể thức văn khế : phàm làm những
chúc thư, văn khế về điền thổ, những giấy tờ về việc vay mượn tiền nong,
thì người chứng-tá phải lăn tay vào giòng thứ ba về phía trước, chủ bán
phải lăn tay vào giòng thứ tư về phía sau. » (Toàn thư, quyển 5, tờ 9b).

Có óc sáng chế về mọi phương diện như vậy, thì sao có thể bảo Việt-

nam là « ít sáng tác mà chỉ tài bắt chước » thôi ?

2) Có tinh thần độc lập

Tuy bị Bắc thuộc hàng hơn nghìn năm, người Việt-nam vì lịch-sử ràng

buộc, vì ngoại giao nhu yếu, phải học chữ Hán, viết văn Hán, nhưng vẫn
giữ được tinh thần độc lập, chứ không chịu nô lệ văn hóa ngoại lai. Hai
điểm sau đây chứng tỏ điều ấy :

a) Tự đặt ra thể lục bát là thứ văn vần thuần túy Việt-nam

Sống dưới chế độ khoa cử, một số sĩ tử tuy có làm thơ, làm phú theo

thể tài Hán, Đường, làm văn biền ngẫu theo lối tứ lục đời Tống đấy thật,
nhưng đó chỉ là một hạng người được đào tạo để sau này đi sứ cho tiện
ứng-phó với Trung-quốc, chứ thật ra, cái gì là văn chương thuần túy Việt-
nam, là văn hóa đại chúng thì người Việt-nam vẫn có một lối độc lập riêng,
tôi muốn nói đến thể lục bát hoặc song thất :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.