« Theo ý kiến những nhà kê cứu Đại-Pháp thì người Việt-nam và
người Thái đều ở miền núi Tây-tạng xuống. Người Việt-nam theo sông
Hồng-hà lần xuống phía đông nam, lập ra nước Nam ta bây giờ ; còn người
Thái thì theo sông Mê-kông xuống, lập ra nước Tiêm-la và các nước Lào.
« Lại có nhiều người Tàu
và người Việt-nam nói rằng nguyên khi
xưa đất nước Tàu có giống Tam-miêu ở, sau giống Hán-tộc (tức là người
Tàu bây giờ) ở phía tây-bắc đến đánh đuổi người Tam-miêu, chiếm giữ lấy
vùng sông Hoàng-hà, lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người
Tam-miêu phải lẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt-nam ta bây giờ.
» (tr.17).
Rồi ông Trần hạ lời phê phán : « Những ý kiến ấy là theo lý mà suy ra
đó thôi, chứ cũng chưa có cái gì làm chứng cho chính xác. Chỉ biết rằng
người Việt-nam ta trước có hai ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên
Tàu mới gọi ta là Giao-chỉ ; mà xem các loài khác, không có loài nào như
vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải là loài Tam-miêu. » (tr.17).
Nếu ông Trần theo nghĩa « Giao-chỉ » là « hai ngón chân cái giao lại
với nhau » mà cho người Việt-nam trước « là một loài riêng », tức loài « có
hai ngón chân cái giao lại với nhau » ấy thì sự suy đoán đó quyết không
đứng vững, vì những lẽ này :
1) Trước đây, tờ Đông-thanh theo tài liệu của một vài nhà khảo cổ
ngoại quốc, cũng cho giống người Giao-chỉ xưa là « loài » « có hai ngón
chân cái giao lại với nhau », rồi lại theo họ, vẽ một người điển hình mà cho
rằng giống người Giao-chỉ xưa là như vậy.
Thực ra đâu có phải thế, vì người có hai ngón chân cái giao nhau chỉ
là hạng người có cái trạng thái khác thường về thể chất : ngón chân cái giao
nhau là cải biến về sinh lý cũng như người thừa ngón tay, hay người có «
bàn tay vịt »
. Khoảng 1910-1917, chính kẻ viết còn thấy ở làng Cót (Hạ
Yên-quyết)
một bà cụ, người thấp bé, có hai ngón chân cái giao nhau.
Như vậy đủ biết không cứ đời xưa mới có người có hai ngón chân cái giao
nhau, mà ngày nay họa hoằn cũng có đấy. Vậy nếu lấy một số biến mà làm