lệ cho số thường, lấy một số ít mà chỉ chung cho cả toàn thể, thì e sao khỏi
vũ đoán ?
2) Nay cần phải xét lại hai chữ « giao chỉ ». Có hai chữ « chỉ » tự dạng
hơi giống nhau. Nếu là Giao-chỉ
交趾 (bộ phụ bên chữ chỉ) thì nghĩa thế
này : « Vì tục trong xứ, nam nữ cùng tắm chung một sông, nên gọi là Giao-
chỉ » (Hậu Hán thư, Nam man truyện, dẫn trong Từ nguyên trang 85).
Nếu là Giao-chỉ
交趾 (bộ túc bên chữ chỉ) thì nghĩa là : Ở đối nhau.
Một đằng ở phương nam, một đằng ở phương bắc, như hai ngón chân cái
giao đối nhau. Ấy là cái tên mà dân tộc phương Bắc dùng để gọi dân tộc
phương Nam, chứ không phải chính người Giao-chỉ có hai ngón chân cái
chầu vào nhau đâu. Đó tức như Hi-lạp đời xưa gọi nhân loại trên thế giới có
hạng « đối trụ »
對住, nghĩa là Nam, Bắc ở đối nhau, có hạng « lân trụ » 隣
住, nghĩa là Đông Tây, ở giáp nhau (Theo Từ nguyên, trang 86).
Như vậy ta có thể kết luận rằng « Giao-chỉ » chỉ có nghĩa là một dân
tộc ở phương Nam ở đối ngang với dân tộc ở phương Bắc, có nghĩa như là
« giao trụ », hoặc « hướng trụ », hoặc « đối trụ », chứ không phải là vì lấy
nghĩa rằng « ngón chân chầu nhau » hay « bàn chân hướng vào nhau » như
nhiều người đã lầm tưởng.
*
Năm 1939, nhà sử học hiện đại Trung-hoa, Chu Cốc-Thành, có viết
trong Trung-quốc thông sử :
« Dân tộc Á châu, từ ban đầu, đã có giống da vàng và giống da trắng
đấu tranh lẫn nhau. Chỗ đất sinh nảy của hai giống ấy có lẽ có thể lấy núi
Thông-lĩnh
làm phân giới : Thông-lĩnh về tây, là đất sinh nảy của người
giống trắng ; Thông-lĩnh về đông, là đất sinh nảy của người giống vàng.
Người giống vàng từ Thông-lĩnh về đông, ở phương nam, chừng có các
chủng tộc này :
« 1. Hán tộc, sinh nảy ở bản bộ Trung-quốc, lan đến các đất Mãn-
châu, Triều-tiên
và An-nam.