học đã dùng phương pháp khuếch đại PCR trên các mẫu nghiệm lấy từ thời kỳ trên đã xác định được
chủng vi nấm gây bệnh là Phytophthora infestans, gây ra bệnh mốc sương cho khoai tây). Bắp, thực
phẩm cung cấp nhiều năng lượng cần thiết, nhưng cũng gây ra bệnh pellagra (một bệnh dinh dưỡng do
thiếu niacin và protein trong chế độ ăn), là một bệnh lưu hành tại nhiều nơi. Một số cây cỏ ở Tân Thế
Giới, chẳng hạn như cây thuốc lá, được coi là có tác dụng điều trị và cùng lúc bị kết tội là thuốc độc.
Mặc dù tỷ lệ tử vong của thời kỳ này thường là những số ước tính thô, nhưng càng ngày càng có nhiều
người quan tâm đến việc đo lường chính xác các số đo tử vong và sinh đẻ. John Graunt (1620-1674), tác
giả quyển Những nhận xét về các Thông báo Mai táng (Observations upon the Bills of Mortalíty) (1662),
quyển sách đầu tiên về thống kê sinh đẻ, nhằm rút ra các khuynh hướng chung qua các thông báo hàng
tuần các trường hợp mai táng của địa phương và các hồ sơ kết hôn và làm lễ rửa tội do các mục sư giáo
xứ lưu giữ. Graunt nhận thấy thực tế là tỷ lệ tử vong ở thành thị cao hơn vùng quê. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới
một tuổi, một chỉ số tốt phản ánh tình trạng y tế và vệ sinh môi trường chung lại rất cao: có thể đến 40%
nhũ nhi chết trước khi chúng trải qua sinh nhật lần thứ 2. Nhà thiên văn học nổi tiếng Edmond Halley
(1656-1742), là người quan tâm đến lý thuyết về tiền trợ cấp hàng năm và tỷ lệ tử vong, ghi nhận rằng
những ai sống được đến tuổi trưởng thành thì không nên than vãn rằng đời ngắn ngủi bởi vì một nửa các
trường hợp sinh ra đều chết trước khi được 17 tuổi. Tuy nhiên, các khoa học tự nhiên đã được biến đổi và
dường như cũng hợp lý khi mong mỏi có cuộc cách mạng tương tự trong y học. Với mục đích này, các
thầy thuốc thiên về nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều học thuyết phức tạp chẳng liên hệ mấy đến việc
chăm sóc thực tế cho bệnh nhân. Thomas Sydenham, được ca ngợi là người đứng đầu trong y học lâm
sàng, là một ví dụ về người thầy thuốc nhận thức sự căng thẳng ngày càng lớn giữa y học về mặt khoa
học và y học trong chăm sóc người bệnh.
THOMAS SYDENHAM, “HIPPOCRATES CỦA NGƯỜI ANH’’
Thomas Sydenham (1624-1689) tiêu biểu cho phản ứng của người thầy thuốc lâm sàng đối với nền y học
trừu tượng và suy đoán và kiểu cách của các thầy thuốc như thể việc nghiên cứu khoa học của họ có vai
trò quan trọng hơn là y học thực hành bên giường người bệnh. Với một ngành y học khoa học chủ yếu
tiến hành tại phòng mổ xác, thì người thầy thuốc vốn chỉ dồn tâm trí vào công việc nghiên cứu sẽ bực
mình với những bệnh nhân mắc bệnh dai dẳng, dài ngày.
Giống như Hippocrates, Sydenham tin rằng nhiệm vụ của người thầy thuốc là hỗ trợ cho tiến trình lành
bệnh tự nhiên của cơ thể khi tìm kiếm các dạng triệu chứng và tìm nguyên do của bệnh. Do y học lâm
sàng là một nghệ thuật đòi hỏi sự nhận xét tinh tế, kinh nghiệm và suy đoán thấu đáo, người thầy thuốc
thực sự nên chú tâm vào các kỹ thuật hữu dụng, sự phán đoán và các nguyên tắc của Hippocrates. Được
coi là Hippocrates của người Anh, Sydenham được biểu dương là “đại biểu vĩ đại của ngành y học thực
hành của nước Anh thực tiễn” và là người thừa nhận “quan sát trực tiếp phải ưu tiên và quan trọng hàng
đầu đối với mọi thứ khác”.
Về mặt chính trị cũng như nghề nghiệp, có thể xem Sydenham hoàn toàn trái ngược với William Harvey.
Thật vậy, các mục tiêu và sự thành đạt của Sydenham được gán cho các biến cố khiến cho ông trở thành
một con người sắc sảo về mặt chính trị, tức là, các cố gắng của ông nhằm cải cách y học hiển nhiên là
không tách rời với thái độ chính trị của mình. Sydenham cùng với các anh em chiến đấu trong hàng ngũ
quân đội Nghị viện, còn bà mẹ thì bị giết trong một trận tập kích của phái Bảo Hoàng. Nhiều lần đụng độ