LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 10

hợp sau khi bị các vết thương xuyên thấu, người bị nạn vẫn sống sót sau một thời gian dài, người ta tìm
thấy những phần chóp này gắn kết như những vật lạ trơ vào phần xương bị thương tổn.

Trong một số ca thuận lợi, người ta có thể đoán được thể loại tổn thương và khoảng thời gian trải qua từ
lúc bị thương tổn đến lúc chết. Xương thường liền lại theo các tốc độ có thể dự đoán được. Qua cách
sống sót và khỏi bệnh người ta có thể nghĩ đến các hình thức điều trị, hỗ trợ và chăm sóc trong thời gian
dưỡng bệnh. Một số bộ xương cho thấy những chỗ gãy dẫn đến hậu quả làm biến dạng xương, gây khó
khăn khi đi lại, gây đau đớn kinh niên, và bệnh thoái hóa khớp. Từ bằng chứng có sự sống sót cho thấy
thời trước cũng có những sự trợ giúp hữu hiệu trong thời kỳ dưỡng bệnh và sau khi hồi phục. Trong quá
trình liền xương, chỗ xương khuyết sẽ được bù lại bằng xương. Tuy nhiên, đôi khi xương không liền hẳn,
mà kèm theo các biến chứng như viêm xương tủy, làm xương chậm kết nối hay không kết nối được, chỗ
can bị lệch, mọc cựa xương trong mô mềm kề cận, các cục máu hóa vôi, làm chậm phát triển, xương bị
hoại tử vô trùng, can xương giả tức là mô sợi chen vào chỗ xương gãy và bệnh thoái hóa khớp xương
(viêm khớp sau chấn thương). Xương là một tổ chức mô sống hoạt động mạnh, luôn luôn thay đổi cho
phù hợp với nhu cầu tăng trưởng, và đối với các stress sinh lý cũng như bệnh lý. Nhiều yếu tố, như tuổi,
giới, dinh dưỡng, nội tiết, di truyền và bệnh tật, tất cả đều ảnh hưởng đến xương. Lao động nặng hoặc tập
luyện quá mức cũng đều dẫn đến hậu quả tăng khối lượng xương. Các tiến trình thoái hóa sẽ làm thay
đổi kích thước, hình dạng và hình thái của bộ xương cũng như của từng chiếc xương. Bộ xương có thể bị
thay đổi do viêm khớp và do giảm mật độ xương (bệnh loãng xương).

Bộ xương cũng phụ thuộc vào những thay đổi của môi trường chung quanh, nhất là với môi trường cơ
học tạo ra do sức nặng cơ thể và lực của các cơ. Hình dạng của một chiếc xương, vì vậy, sẽ ghi lại những
lực cơ học tác động lên nó trong suốt cuộc đời một người. Thường thì các nhà bệnh học cổ sinh chú ý
đến những chiếc xương có dấu hiệu bệnh lý rõ, nhưng xương bình thường cũng cung cấp bằng chứng về
cỡ xương, hành vi, giới tính, các hoạt động, khối lượng công việc và tư thế của người đó.

Thông thường thì các nhà cổ sinh bệnh học chú ý đến những chiếc xương nào có dấu hiệu bệnh lý,
nhưng những chiếc xương bình thường cũng có thể cho biết về kích thước thân thể, hành vi, mức độ phát
triển về giới tính, các hoạt động, khối lượng công việc, và tư thế. Vì vậy, qua xương ta có thể biết được
rằng cá nhân liên quan có thường xuyên phải nâng vật nặng, đẩy, kéo, đứng, ngồi xổm, đi, chạy hoặc cúi
xuống. Lấy ví dụ, một điểm bất thường ở khớp mắt cá, gọi là mặt xương ngồi xổm (squatting facet) gặp
ở những người suốt ngày ngồi xổm. Vì vậy, khi không thấy những mặt xương ngồi xổm này sẽ giúp ta
phân biệt những kẻ thường ngồi trên ghế với những kẻ không được như vậy.

Phần lớn các bệnh tật đều không để lại dấu vết gì trên bộ xương, nhưng bệnh lao, ghẻ cóc (yaw), giang
mai và một số bệnh do nấm có thể để lại những đặc điểm để chẩn đoán. Các nghiên cứu ở thế kỷ 20 cho
biết là trong bệnh lao có từ 1-2% ảnh hưởng đến bộ xương. Những thương tổn của bệnh giang mai
thường không giống với những thương tổn do bệnh lao gây ra. Giang mai bẩm sinh có thể gây ra những
khiếm khuyết kiểu Hutchinson ở răng cửa. Bệnh phong thường làm mất xương ở mặt, ngón tay, ngón
chân. Do các nội tiết tố chi phối sự tăng trưởng và phát triển của tất cả các bộ phận trong cơ thể, cho nên
khi tuyến nội tiết bị rối loạn, thì trên xương sẽ ghi lại những dấu hiệu bất thường này. Một số điểm bất
thường trên các hài cốt thời cổ đại được gán cho rối loạn chức năng của tuyến giáp và tuyến yên
(pituitary). Tuy nhiên, do những thay đổi gần đây về các dạng bệnh tật, cho nên các thầy thuốc, không
giống như các nhà cổ sinh bệnh học, ít khi thấy được hậu quả của những bệnh truyền nhiễm khá hiểm
nghèo, có ý nghĩa lịch sử, mà trước đây không chữa được. Trên hài cốt, cũng có thể thấy vết tích của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.